“Thổi Hồn” cho trang phục truyền thống dân tộc “Dao Họ”
Lượt xem: 310

         Những năm gần đây, để giữ nghề dệt trang phục truyền thống cộng đồng người dân tộc Dao Họ ở thôn Bản Mai xã Tân Thượng Văn Bàn đang nỗ lực truyền nghề, và giữ nghề cho lớp trẻ. Khôi phục lại toàn bộ các công đoạn làm nên một bộ trang phục truyền thoogns dân tộc mình. Đến nay, những bộ khung cửi dệt vải, quay sợi không đã không còn vắng bóng trong nhiều gia đình người Dao Họ ở Tân Thượng.

         “Khéo léo tỉ mỉ đến từng chi tiết, công đoạn” các mẹ, các chị như những người thợ lành nghề. Bà Triệu Thị Đảo Bản Mai xã Tân Thượng, năm nay đã bước sang tuổi  85. Đôi mắt không còn tinh tường như trước, bàn tay cũng không còn mềm mại để thêu hoa, dệt vải, nhưng bà vẫn chưa quên bất cứ công đoạn nào. Quan sát hướng dẫn tỉ mỉ truyền nghề cho con cháu đối với bà là trách nhiệm tình yêu với dân tộc mình. Ham mê học hỏi từ nhỏ nên Bà lành nghề dệt  từ lúc còn rất trẻ, sau này truyền lại cho các con.

         Để làm 1 bộ trang phục phải trải qua rất nhiều công đoạn, xưa kia phải gieo hạt trồng bông làm sợi, sau đó đến sang sợi, luộc sợi, quấn sợi, kéo sợi, đưa sợi vào khung để dệt... Người Dao Họ cắt khâu thành trang phục hoàn chỉnh rồi mới đem nhuộm chàm. Ngày nay hộ trồng bông lấy sợi còn rất ít, do thị trường bán rất nhiều sợi người dân chỉ cần mua về và làm các công đoạn dệt may quần áo. Trang phục của phụ nữ  người Dao Họ không sặc sỡ như những ngành Dao khác chủ yếu là một gam màu chàm, đặc sắc nhất ở chiếc yếm trắng là bộ phận được thêu, kết hợp hoa văn, đường chỉ màu cầu kỳ tạo điểm nhấn khác biệt. Riêng trang phục cô dâu  về nhà chồng có thêm khăn quàng cổ, những bộ trang phục này đều có nét đặc sắc riêng, mang đậm bản sắc dân tộc.

         Tết đến xuân về,  phụ nữ Dao họ đều chuẩn bị một đến hai bộ trang phục mới để diện tết, do đó những bộ trang phục này thường phải bắt đầu làm trước tết từ nhiều tháng, tùy thuộc vào lượng chàm đã được chuẩn bị. Là số ít người biết vắt, móc đan sợi vào khung, yêu cầu phải tỉ mỉ đến từng chi tiết, không bỏ hay rối sợi nào, khâu này để làm thành thạo phải học trong nhiều năm. Bác Bàn Thị Miên - thôn Bản Mai xã Tân Thượng đã gìn giữ nghề dệt trang phục trong suốt hơn 30 năm qua, truyền dạy cho rất nhiều chị em trong thôn và các con. Bác chia sẻ “đây là văn hóa nét riêng biệt rất tự hào, tâm nguyện mong muốn con cháu mãi giữ bản sắc dân tộc”.

         Sợi vải sau khi luộc, nấu trong thời gian dài trở nên chơn chu mềm mại, dẻo dai hơn khi kéo. Khâu kéo Sợi luôn đông vui ít nhất phải 5 đến 6 người cùng kéo, chia đều từng dây sợi rồi chập lại đều nhau không được rối, khi cho vào khung dệt, sợi phải được dàn đều theo khổ vải đã định sẵn. Nên khâu này phải được chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chỉ được kéo vào ngày “Rắn”, các bạn trẻ say mê nghề truyền thống đều nhân dịp này để  để học và tập làm. Qua đó gắn chặt tình đoàn kết cộng đồng. Trong các khâu làm nên bộ trang phục “nhuộm chàm” khó nhất và cũng kỳ công nhất, một tấm vải phải nhuộm đi nhuộm lại khoảng 20 lần, tấm vải có mềm, bền màu tùy thuộc vào kỹ thuật người nhuộm. Bác Lý Thị Oanh thôn Bản Mai cho biết. “Hiện nay bà con trogn thôn lấy gioogns cây tràm trên rừng về trồng gần nhà, bờ ao bờ suối, đến mùa lấy lá về trải qua nhiều công đạn nấu, chưng cất thành bột, bánh tràm để nhuộm quần áo.”

         Là 2 trong nhiều bạn trẻ có niềm đam mê với nghề dệt trang phục tuyền thống, chị Bàn Thị Thu và Đặng Thị Linh Bản Mai xã Tân Thượng đã học hỏi làm trang phục từ năm 13-14 tuổi, đến nay đã biết dệt áo, thêu yếm, hiện chỉ còn khâu móc Sợi và nhuộm Chàm là vẫn phải học hỏi thêm từ các bà, các mẹ.  Đối với các chị không chỉ là tình yêu say mê mà còn là niềm tự hào về truyền thống dân tộc mình. Từ đó có trách nhiệ gìn gữ và truyền cho các con chị Linh -Thu chia sẻ: “Là thành viên đội văn nghệ thôn, xã thường xuyên đi diễn nên các chị chuẩn bị rất nhiều bộ trang phục đẹp để biểu diễn, từ đó giới thiệu quảng bá trang phục dân tộc mình luôn. Các chị cũng làm đầu mối giới thiệu bán trang phục truyền thống cho nhiều hộ dân ở trong thôn”

         Tỉ mẩn thêu từng đường kim mũi chỉ trên yếm, Chị Linh kiên nhẫn sáng tạo những hoa văn sống động, đôi bàn tay khéo léo đã thổi hồn vào bộ trang phục với từng nét hoa văn tinh xảo…. Yếm được thiết kế cắt may từ hai miếng vải riêng biệt, trang trí và làm đẹp bảo vệ phần trước ngực, thêu các hình hoa văn bằng chỉ màu trên nền vải trắng kết hợp với Chỉ xanh và tím. Các họa tiết cầu kỳ như: Hình học, vuông chữ nhật, quả, núi, hình hoa... Sau khi thêu xong các họa tiết hoa văn trên vải mới đem khâu ghép hai miếng vải thành cái yếm hoàn chỉnh. Có thể thấy bất kỳ công đoạn nào để làm ra bộ trang phục người Dao họ cũng rất cầu kỳ, càng tỉ mỉ bao nhiêu càng thể hiện sự tinh xảo bấy nhiêu.

         Trong tiết trời xuân, những cô gái người Dao Họ lại xúng xính, rạng rỡ trong bộ trang phục mới, tô điểm cho mùa xuân thêm đậm sắc màu. Họ cùng nhau ca hát, vui xuân, ước vọng về cuộc sống mới hạnh phúc giàu đẹp hơn. Với sự nỗ lực bảo tồn trang phục người dân nơi đây, những nét văn hóa cộng đồng người Dao họ sẽ tiếp tục được giữ gìn và phát triển. Góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lệ Duyên, Trung Tâm VHTT-TT
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner