Mô hình phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình của xã Sơn Thủy
Lượt xem: 299

         Bà Đỗ Thị Hà, sinh năm 1964, ở thôn Tam Đỉnh, xã Sơn Thủy, gia đình ông luôn chấp hành tốt các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn phát triển kinh tế hộ gia đình, đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tham gia có hiệu quả vào các phong trào thi đua của địa phương, góp phần thiết thực cùng nhân dân trong thôn xây dựng nông thôn mới.

         Bà luôn trăn trở làm sao để đời sống của gia đình ngày càng được cải thiện, đã tham gia vào các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi do thôn, xã tổ chức. Nhờ đó, gai đình dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũ, mạnh dạn mở rộng sản xuất, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả hơn… Kinh tế của gia đình ngày càng phát triển, đời sống được nâng lên rõ rệt.

         Nhận thấy thế mạnh ở địa phương thích hợp với chăn nuôi bò vì có bãi chăn thả, địa hình đồi núi sẵn có nguồn thức ăn xanh, ngoài chăn thả có thể nuôi nhốt, không phải tốn thêm vốn đầu tư, chỉ tốn công chăm sóc, thị trường tiêu thụ thịt bò và các loại gia súc, gia cầm rộng, nhu cầu của nhân dân ngày càng cao, giao thông thuận lợi. mạnh dạn vay vốn ngân hàng, mua 3 cặp bò sinh sản giống. Ngoài việc tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh, ông tích cực học hỏi kinh nghiệm thực tế ở những người đi trước đến nay sau nhiều năm nhân giống đến nay gia đình ông nuôi trên 65 con (trong đó bò sinh sản 30 con, bò giống 03 con, còn lại bò con và bò trưởng thành), hàng năm gia đình ông cung cấp ra thị trường khoảng 10 tấn thịt bò thương phẩm.

(Đàn bò của gia đình Bà Đỗ Thị Hà)

         Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò, gia đình tận dụng những bãi đất đồi trồng khoảng 10.000 m2 cỏ; tận dụng thêm các phụ phẩm từ nông nghiệp như: rơm, lá mía, ngô, đậu... Với những sản phẩm này, trong mùa đông gia đình thực hiện phương pháp ủ chua thức ăn cho bò nên nguồn thức ăn luôn được đảm bảo.

         Sau khi tích lũy được vốn từ việc chăn nuôi bò, mạnh dạn đầu tư mua 02 cặp Trâu sinh sản; 04 con Đà Điểu; 02 con Ngựa và Lợn; Gà…  hiện nay đàn trâu đã lên đến 12 con; đàn Ngựa 08 con; đàn lợn 80 con; Đàn Dê 150 con; gà, Ngan, Vịt khoảng 200 con.

Hộ nghèo liên kết chăn nuôi

         Từ sự gương mẫu, tích cực của Bà và gia đình luôn tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đền ơn đáp nghĩa, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nhân dân trong thôn đoàn kết, gắn bó, xây dựng nếp sống văn minh. Đặc biệt trong XDNTM, thôn luôn đi đầu của xã về nhiều mặt. Tổng thu nhập của gia đình từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, trừ chi phí mỗi năm được khoảng 500 triệu.

         Gia đình là một trong những tấm gương điển hình về phát triển sản xuất, chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao và được người dân trong xã và các xã lân cận đến học tập mô hình.nhiều năm liền được UBND huyện, xã tặng giấy khen.

Đào Hồng Chinh - Văn phòng UBND xã Sơn Thủy
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner