Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội xã Liêm Phú
Lượt xem: 706
 

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Liêm Phú là xã thuộc vùng III cách trung tâm huyện 15 km về phía Đông Nam của huyện Văn Bàn.

Các mặt tiếp giáp:

Từ 21059'00'' đến 2207'09'' vĩ độ Bắc.

Từ 104023'10'' đến 104027'54'' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp xã Chiềng Ken.

- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.

- Phía Đông giáp xã Nậm Tha.

- Phía Tây giáp xã Khánh Yên Hạ.

Toàn xã có 13 thôn bản và tuyến đường Liêm Phú - Khánh Yên Hạ, Liêm Phú - Chiềng Ken chạy qua địa phận xã. Liêm Phú có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Bàn.

2- Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên: 6.126 ha.

Chia theo các loại đất có:

-         Đấp lâm nghiệp: 4272,08 ha;

-         Đất nông nghiệp: 707,13 ha;

-         Đất chuyên dùng (sử dụng cho mục đích công nghiệp, xây dựng, thủy lơi, kho bãi, quân sự...): 201,41 ha;

-         Đất ở: 37,42 ha;

-         Đất chưa sử dụng, sông, núi: 907,96 ha;

3- Tài nguyên:

* Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và các nguồn tài liệu hiện có, Liêm Phú có diện tích tự nhiên 6.126,00 ha với các loại đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa sông suối (P): Diện tích 364,60 ha chiếm 5,90% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo Ngòi Nhù thuộc bản Giằng, bản Ỏ, bản Liêm, Đồng Qua... Đất được hình thành từ sự bồi lắng các vật liệu phù sa sông, suối, đất có độ phì tương đối cao, giàu chất hữu cơ thích hợp cho phát triển các loại cây lương thực (lúa, ngô, đậu, rau màu...).

- Nhóm đất đỏ vàng (Fa): Diện tích 408,00 ha, chiếm 6,70% diện tích tự nhiên, hình thành và phân bố ở độ cao 900 m trở xuống, đất có màu nâu đỏ, đỏ vàng, tầng đất trung bình lớn hơn 50 cm. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ pha cát. Đất có đặc tính chua, chất dinh dưỡng từ trung bình đến giàu, thích hợp cho phát triển cây hàng năm.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ (HFa): Diện tích 1.166,00 ha; chiếm 19,00% phân bố ở độ cao 900 - 1.800 m thuộc phía Đông Nam của xã, ở thôn Phú Mậu 1, Lâm Sinh, Khuổi Ngoa. Đất có màu đỏ vàng hoặc vàng được hình thành từ đá mẹ Granít, tầng dày trung bình 50cm - 120cm, đất thích hợp nhiều loài cây lâm nghiệp, dược liệu...

- Nhóm đất mùn alít trên núi cao (HA): Diện tích 4.187,40 ha chiếm 68,40% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau ở độ cao từ > 1.700 m, thuộc phía Nam xã... Đất có màu vàng xám, tỷ lệ các chất hữu cơ giàu, nhưng độ phân giải chậm, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày 50cm - 120cm. Đất thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp, cây dược liệu (thảo quả, ...).

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:

Chủ yếu được khai thác từ các ao, hồ nhỏ, nước mưa và các hệ thống Ngòi Nhù, suối Nậm Qua và các khe suối khác trong xã.

- Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm được nhân dân trong xã khai thác sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất thông qua các hình thức giếng khơi, giếng khoan và các mạch nước ngầm trong các khe suối...

Nhìn chung hệ thống ngòi, suối, ao, hồ trong xã có nguồn nước khá dồi dào và phân bố tương đối đồng đều, đủ để cung cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong xã.

* Tài nguyên rừng

Những năm qua do đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức kinh kế, hộ gia đình, gắn liền với tăng cường quản lý bảo vệ nên diện tích đất lâm nghiệp có rừng trên địa bàn xã là 4.589,18 ha chiếm 74,91% diện tích tự nhiên. Với điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi nên thực vật rừng ở đây khá đa dạng và phong phú, trong đó có một số loài cây có giá trị về mặt khoa học và kinh tế như: Pơ mu, Thông đỏ, Vối thuốc, Giẻ, Giổi... và các loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ cần được bảo vệ như: Khỉ, Vượn, Gà lôi...

Nhìn chung, tài nguyên rừng khá phong phú cả về chủng loại, trữ lượng, và chất lượng, có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường và điều hoà nguồn nước...

* Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của ngành địa chất, hiện nay trên địa bàn xã Liêm Phú việc khai thác tài nguyên khoáng sản cho công nghiệp và xây dựng còn hạn chế.

4. Thông tin quy hoạch:

II-Điều kiện kinh tế - xã hội:

1- Dân cư: Tổng số 806  hộ 3.941 khẩu; gồm 4 dân tộc( Tày, Kinh, Dao, H, Mông)

2- Lao động

Toàn xã hiện có 1.805 lao động trong trong đó lao đọng nữ: 849 người

3- Đời sống kinh tế:

- Bình quân thu nhập:  11.000.000 triệu đồng/ người/ năm

- Tổng số hộ nghèo: 298 hộ; Tỷ lệ hộ ngèo: 36,97%

III- Về cơ sở hạ tầng:

1- Đường giao thông liên thôn: 68,5 km,đạt theo tiêu trí nông thôn mới: 13,5 km (giải cấp phối) ĐưỜNG nhựa 5,8 km; Đường BT 2,45 km

2- Thủy lợi: Tổng số km kênh mương: 35,6 km; kiên cố hóa: 30,6 km.

3- Giáo dục:

- Mầm non: 01 trường; Tiểu học: 01 trường; Trung học cơ sở: 01 trường

4- Trạm y tế: 01 trạm/ 06 Giường bệnh.

5- Phát thanh truyền hình: 01 trạm; 13 cụm loa thôn, bản.

6- Điện lưới Quốc gia: Thôn có điện lưới Quốc gia: 13/13 thôn.

IV. Lễ hội:

- Lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CẤP XÃ

TT

Họ Và Tên

Chức vụ

Số điện thoại

ĐTCQ

Di động

1

Nguyễn Đình Vui

Bí thư ĐU

 

0985864889

2

Nguyễn Văn Tiên

Phó BTT - Chủ tịch HĐND xã

 

0914034841

3

Hoàng Văn Tự

Phó chủ tịch HĐND xã

 

01672698179

4

Hoàng Văn Hơn

Chủ tịch UBND xã

 

0975959870

5

Trần Tiến Dũng

Phó chủ tịch UBND xã

 

09044698508

6

Văn phòng: Trần Văn Phương - Email: xliemphu-vanban@laocai.gov.vn

SĐT: 0203788488

VP UBND xã Liêm Phú

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner