Phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng, xây dựng khu dân cư tự quản trong phát triển kinh tế - xã hội tăng trưởng nhanh, mạnh và bền vững
Lượt xem: 613
Văn
Bàn là vùng đất được tự nhiên ưu ái: khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, địa hình xen kẽ
nhiều bồn địa nằm giữa các nhánh núi lớn, tỷ lệ tán che phủ cao, hệ thống suối
khe dày đặc thuận lợi cho phát triển canh tác lúa nước. Nhân dân Văn Bàn đã sớm
phát huy thế mạnh tự nhiên và xã hội để canh tác lúa nước lâu đời. Nếp sống quần
cư thành cộng đồng được hình thành khá ổn định qua nhiều thế kỷ từ nền văn minh
lúa nước. Do vậy văn hóa cộng đồng được phát triển, các di sản văn hóa phi vật
thể do cộng đồng gọt dũa trong nhiều thế hệ đã trở thành bản sắc văn hóa có giá
trị.
Sau 3 ngày tết nguyên đán lễ cúng thổ
công bản, lễ hội xuống đồng của người Tày; lễ cúng rừng, lễ cầu làng của người
Dao, người Giáy được các cộng đồng bảo tồn và phát huy giá trị. Thông qua các
buổi lễ đã gợi dậy truyền thống và duy trì trong cộng đồng tình đoàn kết, tránh
nhiệm giữa các thành viên, các gia đình. Tạo nên sự đồng tâm xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp,
văn minh. Đặc biệt cùng nhau phấn đấu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội, hợp tác phát triển kinh tế. Đó là nền tảng xây dựng cộng đồng bao gồm
thôn, bản, cụm dân cư, dòng họ tự quản trong các lĩnh vực phát triển kinh tế -
xã hội. Từ đó hợp tác xã kiểu mới trong phát triển kinh tế được hình thành ngay
tại mỗi cộng đồng có chiều sâu. Xây dựng cộng đồng tự quản là khai thác phát
huy sức mạnh tại chỗ toàn dân chăm lo phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ, bảo
tồn, phát huy giá trị những di sản văn hóa, giá trị của hệ thống cơ sỏ hạ tầng
tại mỗi khu dân cư phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội bền vững, ổn định.
Tại Kế hoạch số 223 ngày 14/12/2018 của
UBND huyện Văn Bàn, đã giao cho các phòng chuyên môn và Văn phòng HĐND và UBND
huyện, Công an huyện tham mưu UBND huyện xây dựng ngân hàng các nội dung cộng đồng
tự quản về từng lĩnh vực chuyên ngành phụ trách, chuyển đến Phòng Văn hóa và
Thông tin tổng hợp giúp UBND huyện để gửi đến UBND xã, thị trấn giới thiệu cho
cộng đồng, bao gồm: thôn, bản, tổ dân phố, cụm dân cư, dòng họ, các tổ chức
đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội tại mỗi cộng đồng để lựa chọn đăng ký tự
quản ở từng lĩnh vực cho phù hợp. Các ngành của huyện có trách nhiệm kết nối với
UBND xã, thị trấn để hướng dẫn, định hướng cho cộng đồng triển khai lựa chọn và
tổ chức xây dựng thành nếp, hình thành ý thức cộng đồng tự quản trong từng lĩnh
vực có hiệu quả, làm nền tàng phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi cộng đồng lâu
dài.
Xây dựng cộng đồng tự quản là giải
pháp lâu dài phát huy sức mạnh toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội phát
triển nhanh, mạnh, bền vững
Tạ Minh Khuê - Phòng Văn hóa và Thông tin
14/02/2019