Cứ vào dịp đầu xuân năm mới, khắp các bản làng vùng cao của huyện Văn Bàn lại rộn rã tiếng cười trong những lễ hội xuân. Tình làng nghĩa xóm, gắn kết cộng đồng cứ thế được lan tỏa, xua đi giá lạnh nơi giẻo cao. Để mỗi một mùa hội xuân đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên các nét đẹp văn hóa dân gian được gìn giữ bảo tồn phát huy. Tạo khí thế mới thêm hăng say lao động sản xuất xây dựng bản làng thêm ấm no.
Ngày hội xuân “Tu Thượng” xã Nậm Xé huyện Văn Bàn đến nay vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc. Nằm biệt lập trên đỉnh núi cao của xã Nậm Xé, đường lên “Tu Thượng” nay đã được trải bê thông kiên cố, điện đường cũng được đầu tư trải dài hơn 4 cây số. Đi lại giao thương thuận lợi tạo điều kiện cho bà con nơi đây “Tết này có thêm nhiều nhà xây”, xe máy tay Ga. Đời sống khấm khá nên văn hóa được nâng lên đáng kể. Duy trì từ năm 2017 đến nay, Hội xuân Tu Thượng năm 2025 được tổ chức quy mô hơn, không chỉ 55 hộ trong thôn tham gia mà thu hút người dân ở tất cả các thôn bản Tu Hạ, Ta Náng, Nậm Xi Tan…Ngày hội diễn ra đúng đợt không khí lạnh tràn về, kèm theo mưa, khiến rét thêm buốt hơn. Nhưng ngay từ sáng sớm người dân các thôn bản đã có mặt tại Tu Thượng, trong bộ váy áo dân tộc Mông Trắng, Mông Xanh, dân tộc Dao, Thái …xúng xính tham gia ngày Hội.
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc tham gia ngày hội
Nổi bật là người dân tộc Mông Xanh hiện chỉ có trên 1.000 người sinh sống duy nhất trên địa bàn xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Những bộ trang phục lạ mắt nhưng không quá cầu kỳ về màu sắc khiến các chàng trai cô gái Mông trông khỏe khoắn nổi bật. Những điệu nhạc giục giã vang lên khắp núi rừng, tạo thêm hứng khởi cho các chàng trai cô gái múa hát hăng say hơn. Các tiết mục văn nghệ“Vũ điệu trang phục Mông Xanh, Múa Chiêng, Múa Mông, Múa Khèn…. tái hiện đời sống văn hóa tinh thần, lao động sản xuất, kể về cuộc sống, tình yêu và truyền thuyết các dân tộc được chính người dân luyện tập biểu diễn cuốn hút hấp dẫn mượt mà như những diễn viên chuyên nghiệp.
Trong không khí xuân rực rỡ, người dân hòa mình vào các trò chơi truyền thống như đi cà kheo, đậy gậy, bịt mắt bắt vịt, đánh Yến… Tiếng cười, nói rộn rã làm cho ngày hội thêm phần thú vị và hào hứng. Một trong những hoạt động hấp dẫn và đặc sắc là phần thi dã bánh Giày, một truyền thống văn hóa độc đáo của bà con nơi đây. Tham gia ngày hội năm nay dòng họ Vàng, họ Giàng, họ Lý đã lựa chon những thanh niên trai tráng có kinh nghiệm, có sức khỏe giã bánh. Trong không gian ngày hội, từng nhịp chày đưa lên, hạ xuống cùng tiếng hò reo cổ vũ vang vọng cả núi rừng. Những mẻ bánh giày nóng hổi giã nhuyễn dẻo quánh được cả dân bản thưởng thức chấm với mật ong rừng sánh mịn trong niềm vui hạnh phúc, sẻ chia để thêm tự hào về thành quả lao động trong năm qua.
Người dân tham gia giã bánh dày, và các trò chơi dân gian
Thôn Tu thượng có 100% người Mông, do đó ngày hội được tổ chức hàng năm tại thôn không chỉ gìn giữ bản bắc văn hóa, gắn kết tinh thần đoàn kết các dân tộc, tôn giáo trong xã mà còn biểu dương ghi nhận nỗ lực vươn lên cần cù lao động sản xuất xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp văn minh. Hiện trong thôn duy trì sản xuất diện tích trồng măng sặt hàng hóa nhiều nhất xã với 100 ha, trung bình một vụ măng mỗi gia đình thu về trên 25 triệu đồng, diện tích trồng lúa nước 41ha cùng chăn nuôi gia súc trồng Thảo quả đã mang lại nguồn thu nhập bền vững cho người dân. Toàn thôn hiện có hơn 10 hộ nghèo, thôn sẽ hoàn thành xoá nhà tạm, dột nát chỉ trong 1 đến 2 tháng tới.
Đồng chí bí thư huyện ủy Nguyễn Anh Chuyên trò chuyện nắm bắt tình hình đời sống nhân dân thôn Tu Thượng
Xã Nậm Xé còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, trò chơi dân gian, các làm điệu dân ca, dân vũ, đu quay, đánh quay, đi cà kheo, Đánh Yến - cầu lông gà; hát ống, hát giao duyên; nghề truyền thống rèn, đúc, đan lát, dệt vải, tết tháng Bảy... Đây là những chất liệu tốt giúp cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong đó có dân tộc Mông xanh. Việc tổ chức ngày hội là một trong những bước đi được cấp ủy chính quyền xã triển khai trong cong tác gìn giữ bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, cùng với hình thành nên các câu lạc bộ, sinh hoạt định kì nhằm phát huy, lan tỏa những gía trị trong cộng đồng. Tết về thêm ấm, xuân thêm vui hòa chung niềm vui của bản để mỗi người mỗi gia đình thêm cố gắng lao động sáng tạo, hăng say lao động sản xuất trong tâm thế vui vẻ, khát vọng về một năm mới mùa màng bội thu.