Dân thoát nghèo nhờ cán bộ giỏi
Lượt xem: 1196

         “... Văn Bàn quê em bát ngát màu xɑnh, em đưɑ ɑnh νề Liêm Phú, em đưɑ ɑnh νề Dương Qùy...Ai đã một lần đến với Văn Bàn hẳn đều được nghe giai điệu mượt mà như mời gọi thiết tha, muốn được khám phá vẻ đẹp lãng mạng, thanh bình của miền đất này. Mảnh đất nghèo nhưng lại sản sinh ra những người con cách mạng một lòng xây đắp quê hương giàu đẹp. Một trong những mảnh đất ấy trái tim của huyện Văn Bàn đó là xã Dương Quỳ với tổng diện tích tự nhiên 10462,57ha, 1272 hộ, 6091 nhân khẩu cư trú tại 13 thôn, gồm 5 dân tộc sinh sống, người dân tộc Tày chiến 73,11%. Người dân sinh sống dọc theo ven suối, trên núi cao để thuận tiện cho việc sinh hoạt và phát triển kinh tế. Nguồn lực kinh tế chủ yếu là lâm nông nghiệp, chăn nuôi nên đời sống người dân ở mức thấp.

          Dương Quỳ có địa bàn dân cư phân bố không đồng đều, giao thông đi lại khó khăn. Người dân sống nhờ vào làm nông quanh năm bán lưng cho đất, bán mặt cho trời chỉ trông vào đồng ruộng chưa đến vụ lúa mới đã phải đong gạo ăn để chờ vụ tới. Một phần vì bán thóc non, phần nữa khi thu thóc về bà con bán lấy tiền trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học nên việc thiếu đói xuất hiện trên địa bàn xã thường xuyên. Bí thư La Văn Thắm cán bộ trẻ giữ chức vụ Phó bí thư Đảng ủy xã Dương Quỳ từ năm 2010. Đến năm 2015 được sự tím nhiệm của nhân dân đồng chí được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã là con dân của Dương Quỳ thấy dân mình điều kiện kinh tế còn nghèo nàn Bí thư La Văn Thắm luôn đau đáu một nỗi niềm làm thế nào để phát triển kinh tế cho người dân bớt khổ, thoát được cái đói, cái nghèo bắt nhịp với sự đi lên của đất nước và về đích nông thôn mới đúng kế hoạch. Khác với cách làm truyền thống của thế hệ đi trước Bí thư Thắm đã mạnh dạn xây dựng đề án sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững, bám sát vào các nghị quyết, chỉ thị... của Đảng, Nhà nước để đổi mới quê hương.

          Bí thư La Xuân Thắm cho biết dựa trên tình hình thực tế của địa phương trước khi xây dựng đề án, nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng ủy đã chỉ đạo UBND xã và các bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch, khảo sát về tiềm năng, thế mạnh của các loại cây trồng, vật nuôi. Sau khi có những phân tích, báo cáo cụ thể mới đưa vào kế hoạch để chỉ đạo, triển khai và tất cả các nội dung đều lấy ý kiến của người dân. Ban chỉ đạo phải phân bổ cán bộ xuống từng thôn để phụ trách từng bước hình thành vùng sản xuất, chăn nuôi, hàng hóa phù hợp với từng địa hình của thôn bản như: Thôn Tùn Trên có điều kiện tự nhiên phù hợp với mô hình chăm nuôi ban chỉ đạo đã đưa dự án nuôi ngựa lấy từ nguồn Quỹ phát triển do Hội Nông dân tỉnh đầu tư, Hội Nông dân xã Dương Quỳ đã triển khai thành công mô hình nuôi ngựa trong hơn 3 năm qua. Với nguồn vốn giai đoạn đầu là 300 triệu đồng, 10 hộ tham gia, sau khi dự án kết thúc giai đoạn 1, tất cả các hộ vay vốn đã hoàn gốc. Nhận thấy hiệu quả, quỹ tiếp tục tái đầu tư với nguồn vốn ưu đãi 800 triệu đồng; giai đoạn 2 mở rộng thêm, tạo điều kiện cho trên 20 hộ ở thôn Tùn Trên và Khuôn Đo tham gia. Hiện tại, bà con đã hoàn vốn cả 2 giai đoạn và thôn đang duy trì tổng đàn ngựa lên đến 130 con. Người dân cho biết nuôi ngựa chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên, các gia đình không phải đầu tư chi phí. Bên cạnh đó, các hộ khác cũng phát triển đàn dê, trâu và lợn đen bản địa, duy trì diện tích rừng, nhiều hộ gia đình ở Tùn Trên cũng mở rộng canh tác nông nghiệp, trồng thảo quả để tạo nguồn thu ổn định và đảm bảo lương thực tại chỗ. Đây được xem là lợi thế và là nguồn thu bền vững giúp thôn thoát nghèo. Xã Dương Quỳ được UBND huyện đánh giá là xã thực hiện thành công nhất dự án trong huyện.

          Để phát triển kinh tế lâu dài, bền vững Đảng bộ xã đã đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa. Trong thời gian triển khai Đảng ủy đều cử cán bộ, đảng viên thay phiên xuống cơ sở nắn bắt tình hình để chỉ đạo và giúp dân. Mô hình nuôi gà triển khai tại thôn Nà Hạch, Tông Hốc, Tùn Dưới mang lại nguồn thu ổn định cho người dân. Xã Dương Quỳ cũng có kế hoạch triển khai theo từng năm, sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm giúp nông dân yên tâm sản xuất. Hàng chục hecta đất trồng lúa đã được chuyển sang thâm canh, tăng vụ trồng khai lang, ngô. Xã đã liên kết với Công ty An Việt trồng 31ha khoa tây và công ty Hòa Hưng trồng 5ha khoa tây vụ đông xuân; duy trì mô hình lúa BC15 Thái Bình cho giá trị kinh tế cao với diện tích hơn 230ha vụ xuân, vụ hè thu. Đảng ủy chỉ đạo chính quyền và các đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng nguyên sinh, chuyển diện tích đất trồng sắn, ngô sang trồng cây lâm nghiệp cho giá trị kinh tế cao với 35ha rừng. Địa phương vẫn còn tỉ lệ hộ nghèo cao xã thực hiện giải pháp: Đối với các gia đình thuộc diện hộ nghèo xã huy động nguồn lực tại chỗ với khẩu hiệu “Nhà giúp nhà, thôn giúp thôn, nhà nước cùng hỗ trợ” để giúp đỡ bà con; Liên hệ với các hộ sản xuất lớn, hợp tác xã... tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo để phát triển kinh tế ở địa phương. Nhờ có sự kiểm tra và biện pháp kịp thời sử lí tháo gỡ khó khăn kinh tế người dân ngày một phát triển tỉ lệ hộ nghèo năm 2020 giảm 13,61% so với năm 2019, thu nhập của người dân đạt 33,24 triệu đồng/người/năm. Điểm khó khăn nhất của xã đó là việc xây dựng đường giao thông nông thôn. Các con đường chủ yếu đi qua nhiều cánh đồng nếu làm đường sẽ mất đi diện tích canh tác nông nghiệp của người dân. Khi triển khai kế hoạch tiêu chí về đường giao thông nông thôn mở qua các cánh đồng bà con đều không đồng ý. Sau khi nghe cán bộ phân tích lợi ích của việc mở đường và người tiên phong hiến đất nông nghiệp để mở đường là Bí Thư La Văn Thắm người dân đã đồng tình ủng hộ. Các con phẳng lì mọc lên giữa cánh đồng thuận tiện cho việc sản xuất. Có đường đẹp Bí thư La Văn Thắm lại đưa ra kế hoạch làm cho các con đường đó nở hoa. Người dân trong mỗi thôn làm đẹp con đường của mình bằng nhiều loài hoa khác nhau như: Con đường hoa thôn Tông Pháy chạy dài hơn 1km, chiều rộng gần 4m xen giữa đồng lúa bao la làm cho xã Dương Quỳ thêm tươi mới. Tết Canh Tý điện lưới đã về thôn Tùn Trên thôn xa nhất cách trung tâm xã 7km. Giờ đến với xã Dương Quỳ đã có nhiều thay đổi đường giao thông nông thôn đến tận chân núi. Hệ thống mương thủy lợi đã bao quanh đồng lúa xanh mướt, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, nhiều ngôi nhà xây mới được mọc lên thay cho những ngôi nhà tạm... Vui mừng, phấn khởi đến với lãnh đạo và Nhân dân xã Dương Quỳ tháng 3/2020 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

 

Một góc nông thôn mới của xã Dương Quỳ

          Kinh tế ổn định Bí thư La Văn Thắm còn quan tâm đến nâng cao đời sống văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nhiều phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc các dân tộc được bảo tồn và phát huy. Lễ hội Xuống đồng của người dân tộc Tày tổ chức vào dịp đầu xuân cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng bộn thu được gìn giữ. Xã đã thành lập câu lạc bộ Khắp Nôm của người dân tộc Tày, bảo tồn những giá trị truyền thống nhất là các tiết mục dân ca, dân vũ của đồng bào người Tày. Đảng ủy xã cũng chú trọng và làm tốt công tác bảo vệ di tích lịch sử văn hóa địa điểm chiến thắng đồn Pháp. Các thôn đều có nhà văn hóa loa phát thanh đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị trong nước và thế giới đặc biệt là các Chỉ thị của thủ tướng chính phủ, quyết định của tỉnh, huyện và cách phòng ngừa về đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó những mặt mạnh xã vẫn còn mặt hạn chế cần phải dần thay đổi. Tỉ lệ người dân tộc Tày chiếm phần lớn nhà ở chủ yếu là nhà sàn với nết sinh hoạt thường để vật nuôi dưới gầm sàn dễ bảo quản đã làm ô nhiễm môi trường sống. UNND xã đã chỉ đạo các ban ngành đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, yêu cầu cán bộ, đảng viên phát huy tính tiên phong, gương mẫu đi đầu xây chuồng nuôi nhốt gia súc cách xa khu nhà ở, xây nhà tiêu, hố rác hợp vệ sinh đến nay tiêu chí về môi trường đã đảm bảo.

          Với tâm huyết, sự nhiệt thành, dám nghĩ, dám làm của đội ngũ cán bộ xã Dương Quỳ đó là Bó thư La Văn Thắm, Chủ tịch Phùng Văn Thời, Phó bí thư xã La Văn Toan... Họ là trái tim của nhân dân biết chăm lo cho dân, đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi cách làm để xóa đói giảm nghèo bền vững, bước lên làm giàu cho quê hương, xây dựng nếp sống văn minh, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng Đảng bộ, chính quyền trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảng và nhà Nước giao được đưa xã Dương Quỳ đi lên trong một tầm cao mới. Văn Bàn đẹp với cánh đồng lúa bao la, luôn thắm đắm tình người. “... Người người ơi ngát hương rừng, rộn ràng cùng hương lúa mới, quê hương em bội thu. Dù một lần anh mới tới mê say luôn đồng đất quê em...” (trích lời bài hát Văn Bàn quê em nghĩa tình). Nếu chưa một lần từng đến mời bạn hãy đến Văn Bàn quê tôi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình bị nơi có những con người nặng nghĩa tình một lòng xây đắp quê hương giàu đẹp.

Nguyễn Thị Hằng
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner