“Anh Bình” - Mạnh dạn làm kinh tế
Lượt xem: 169

Nhiều năm gần đây, ở các huyện vùng cao. Nhiều nông dân đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi ngành nghề, tạo công ăn việc làm để tăng thêm thu nhập. Bước đầu cho thấy những tín hiệu vui, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, có của ăn của để vươn lên thành hộ khá, giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Kết quả đó cho thấy, việc thay đổi tư duy làm kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vợ chồng người thanh niên dân tộc Dao Đặng Văn Bình, Lý Lở Mẩy - thôn Lâm Sinh xã Liêm Phú là một trong những hộ mạnh dạn làm kinh tế. Dám thử sức với một nghề hoàn toàn mới mẻ ở xã vùng cao này - nghề trồng Nấm.

Từ lâu ở Bản người dao Lâm Sinh đã nổi tiếng là vựa thảo quả lớn của huyện, cũng từ đó mà nhiều hộ khá giàu, cả thôn có 57 hộ hiện chỉ còn 9 hộ nghèo. Dường như bản tính cần cù chịu khó, học hỏi luôn lựa chọn những cây con giống mới vào sản xuất đã trở thành phong trào ở trong thôn. Với những cái tên quen thuộc như: Lý Phù Sinh, Lý Phủ Vạn… Là những điển hình làm kinh tế giỏi, cho thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mới đây, người dân trong thôn ai cũng nhắc đến vợ chồng anh chị Đặng Văn Bình, Lý Lở Mẩy trồng Nấm, một thứ thực phẩm người dân chỉ quen hái lượm ở trong rừng chứ chưa trồng bán lấy tiền bao giờ. Anh Nguyễn Văn Bình sinh ra và lớn lên tại xã Phong Hải huyện Bảo Thắng, sau khi học xong trung cấp Nông - Lâm anh về công tác tại công ty Lâm Nghiệp Văn Bàn và lập gia đình. Sau gần 10 năm công tác thu nhập của anh ở công ty thấp, không ổn định. Vợ chỉ trồng cấy trên 1 ha ruộng nước và chăn nuôi nhỏ. Khiến cuộc sống của gia đình anh rất khó khăn không thể thoát nghèo. Anh luôn trăn trở mình phải làm nghề gì khác để kiếm thêm thu nhập, chăm lo cho 2 đứa con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học. Vốn đã ấp ủ từ lâu và  nhận thấy địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng Nấm. Anh Nguyễn Văn Bình đã quyết định đi học 2 tháng tại Trung tâm công nghệ sinh học ở Từ Liêm Hà Nội kết hợp nghiên cứu qua sách báo và tra cứu các mô hình trồng Nấm hiệu quả trên Internet. Cuối năm 2014, anh đã xin nghỉ việc ở công ty dành toàn bộ thời gian, công sức làm mô hình trồng Nấm tại gia đình. Ban đầu vợ chồng anh tự đi gom 1 tấn rơm tại địa phương, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sau 12-15 ngày gia đình anh đã có sản phẩm ra thị trường, kết quả anh thu về 120 kg nấm rơm thành phẩm với giá 80.000/1kg. Thành công đầu tay đã tiếp thêm nghị lực cho anh Bình trồng thêm nấm sò, với nguyện liệu chính là tận dụng mùn cưa. Sau gần 5 tháng vừa thử nghiệm và sản xuất, anh đã bán trên 6 tạ nấm thành phẩm thu về gần 50 triệu đồng. Theo anh điều quan trọng nhất là “phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật’. Với số vốn ít ỏi, anh Bình lựa chọn phương pháp lấy ngắn nuôi dài, mỗi đợt anh chỉ trồng từ vài trăm đến 1 nghìn bịch nấm, thu lãi về anh Bình lại đầu tư giống, lán trại. Hiện nay vợ chồng anh Bình chị Mẩy cũng đang trồng gần 100 bịch Nấm Linh Chi và chuẩn bị nguyên liệu cho vụ Nấm sò mới nếu thành công như tính toán anh sẽ thu về vài chục triệu đồng. Được biết hiện chỉ có duy nhất gia đình anh Bình trồng nấm, sản phẩm được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Tuy nhiên do số lượng ít, Nấm làm ra đến đâu bán hết đến đó nên anh mới chỉ tiêu thụ ở trung tâm xã và 1 số xã lân cận như Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken. Anh Bình anh chia sẻ Mong muốn lớn nhất của anh là được mở rộng mô hình, sản xuất ra những sản phẩm Nấm ngay tại địa phương cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện. Xây dựng một thương hiệu Nấm sạch, an toàn thực phẩm với người sử dụng. Để làm được điều này anh rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế chính sách. Nhất là vay được nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế hộ. Ông Hoàng Văn Pèng - chủ tịch Hội Nông Dân xã Liêm Phú  cho biết: Hiện nay trên địa bàn xã Liêm Phú có một số mô hình Như: Chuyển đổi diện tích ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng Thủy Sản, nuôi cá bống, cá chày mắt đỏ, Trồng cây Thảo quả, Sa nhân tím, cây Đương Quy và mới nhất là mô hình trồng Nấm của anh Bình….đã cho thấy hiệu quả kinh tế. Tuy các mô hình đều mang tính nhỏ lẻ, chưa tạo ra sản phẩm hoàng hóa lớn nhưng đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong thay đổi nhận thức, tuy duy làm kinh tế của người nông dân ở các xã vùng khó khăn.

Mô hình trồng Nấm của gia đình anh Nguyễn Văn Bình , chị Lý Lở Mẩy là một mô hình làm kinh tế mới, đòi hỏi cần có kinh nghiệm và kiến thức khoa học. Đầu tư quy trình khép kín an toàn sẽ hạn chế tối đa những rủi ro trong sản xuất. Tin rằng với sự say mê, cần cù chịu khó không ngừng học hỏi, trong thời gian tới anh Nguyễn Văn Bình sẽ thành công hơn nữa với mô hình trồng Nấm.
                             emoticon
                              (Ảnh: Chị Lý Lở Mẩy đang chăm sóc và thu hoạch tỉa nấm sò)

Lệ Duyên: Đài TT-TH Văn Bàn

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner