Văn Bàn chủ động các biện pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng ở gia súc.
Lượt xem: 234

Trong những năm qua được sự quan tâm sâu sắc của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở cùng với sự nỗ lực của ngành Thú y và sự ủng hộ tích cực của người chăn nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đã thu được những kết quả tích cực. Dịch bệnh gia súc, gia cầm đã được kiểm soát chặt chẽ, công tác tiêm phòng được duy trì tốt và đạt tỷ lệ cao, do vậy các ổ dịch bệnh nguy hiểm xảy ra đều được phát hiện kịp thời và nhanh chóng được dập tắt không lây lan rộng, thiệt hại được khống chế tối đa.

Tuy nhiên, do địa bàn hoạt động rộng, giao thông đi lại khó khăn, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; Ý thức của người dân về chủ động phòng, chống dịch cho vật nuôi chưa cao; Chính quyền cơ sở ở một số nơi chưa thật sự quan tâm đúng mức đến hoạt động và tầm quan trọng của công tác Thú y trong phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiệu quả hoạt động của mạng lưới Thú y cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ; Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch nói chung, phòng chống bệnh lở mồm long móng (LMLM) nói riêng còn nhiều thiếu thốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống dịch.

Để nâng cao được nhận thức của người dân, cơ quan thú y khuyến cáo các địa phương cần tuyên truyền hướng dẫn cho nhân dân những kiến thức cơ bản và một số biện pháp phòng chống bệnh LMLM.

Về đặc điểm dịch tễ: Bệnh LMLM là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai. Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật ốm; sản phẩm động vật; thức ăn; nước uống; không khí; chất thải; dụng cụ, phương tiện vận chuyển,… có mang mầm bệnh. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

Về triệu trứng: Con vật mệt mỏi, ủ rũ, lông dựng, sốt 41–420C kéo dài trong 2 – 3 ngày; Xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, môi, sau vài ngày mụn nước vỡ ra làm cho mồm bị loét, dịch viêm từ các mụn nước hòa với nước dãi liên tục chảy ra giống như bọt xà phòng; Trong mũi xuất hiện nhiều mụn nước, nước mũi chảy ra có mùi hôi thối; Ở chân nhất là xung quanh vành móng có rất nhiều mụn nước làm thành những vết loét, làm móng bị bong ra; Vú cũng xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, toàn bộ vú bị sưng, da vú tấy đỏ và rất đau. Gia súc đang nuôi con sợ cho con bú vì bị đau, lượng sữa bị cạn dần.

Phòng bệnh, chữa bệnh: Hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu bệnh LMLM. Vì vậy trâu, bò, lợn, dê cần được tiêm phòng vắc xin bắt buộc theo đúng quy trình, hướng dẫn của cơ quan thú y. Một số biện pháp khác có thể giảm nhẹ bớt hậu quả của bệnh LMLM có thể áp dụng: Nhốt gia súc ở nơi khô, sạch; Cho ăn thức ăn mềm, ngon; Xử lý mụn loét bằng thuốc sát trùng nhẹ như dấm chua, phèn chua, thuốc tím 1%, nước quả chua, lá chát đắng,…

Mạnh Lộc - Đài TT-TH huyện

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner