Triển vọng phát triển cây nghệ vàng tại các xã vùng cao
Lượt xem: 275

Thời điểm này, hơn 700 hộ dân tại các xã Dương Quỳ, Làng Giàng, Chiềng Ken, Liêm Phú của huyện Văn Bàn đang tích cực chăm sóc cây nghệ vàng. Với mong muốn đây sẽ là cây mang lại thu nhập giúp người nông dân vươn lên giảm nghèo bền vững.

Trước đó, Ban quản lý dự án giảm nghèo huyện Văn Bàn đã khảo sát, thăm dò ý kiến của nhân dân về việc đưa cây nghệ vàng vào trồng thí điểm tại địa phương. Đây không phải là cây trồng mới với người dân. Nghệ vàng thường được trồng trong vườn nhà để làm gia vị, đặc điểm cây dễ sống, dễ chăm sóc, vốn đầu tư ít... Phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân. Qua quá trình khảo sát, hầu hết nhân dân có nguyện vọng trồng thử nghiệm loại cây này với quy mô lớn để tạo ra sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường. Thay thế những cây trồng truyền thống kém hiệu quả. Đến tháng 4/2017, Ban Quản Lý Dự Án giảm nghèo huyện Văn Bàn đã liên kết với Công ty TNHH Kiên Trang có địa chỉ tại  thị trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúcđối tác trồng và tiêu thụ sản phẩm nghệ vàng. Theo đó Công ty có trách nhiệm hỗ trợ giống, phân bón với số tiền tương ứng trên 2,1 tỷ đồng và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm củ nghệ vàng cho người nông dân. Về phía huyện Văn Bàn để giúp người dân tại các xã đặc biệt khó khăn thực hiện dự án, Bằng nguồn vốn vay của ngân hàng thế giới huyện đã đối ứng đầu tư với số tiền trên 6,4 tỷ đồng. Để hỗ trợ giống, phân bón và tập huấn các quy trình kỹ thuật. Đến nay sau gần 4 tháng triển khai, hầu hết diện tích nghệ đang sinh trưởng phát triển tốt.

Đến thăm mô hình trồng nghệ vàng của Ông Hoàng Xuân Nghiêm – thôn 14 xã Dương Quỳ mới cảm nhận được sự vất vả của người dân và cán bộ triển khai dự án. Do địa hình đồi núi nên không chỉ gia đình ông Nghiêm mà hầu hết các hộ dân tham gia dự án phải bỏ nhiều chi phí, nhân công để cải tạo đất  đồi nhiều cây rừng lau lách, dốc đá để ươm những hốc nghệ đầu tiên. Vượt qua con suối đi bộ chừng 2km mới đến vườn nghệ của ông Nghiêm. Ông cho biết: “Tính đến thời điểm này ông đã bỏ ra trên 40 triệu đồng để chuyển đổi 3ha đất đồi sang trồng nghệ, thuê nhân công trồng, bón phân và làm cỏ... Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nước tưới, vì cây nghệ ưa ẩm thời tiết có lúc lên tới trên 30 độ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển” Ngoài ra Ông Hoàng Xuân Nghiêm cũng băn khoăn khi dự án đưa giống về chậm so với thời vụ, theo kinh nghiệm của nhân dân sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất sản lượng Ông Nghiêm cũng mong muốn dự án tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, phân bón...

Cũng tham gia trồng nghệ ở xã Dương Quỳ, hộ chị Nguyễn Thị Hiểu thôn 3 thuộc hộ nghèo, không có đất, không có kinh phí nên chị chỉ trồng ở 2 mảnh vườn đất soi bãi của gia đình. Nhờ đất ẩm mầu mỡ nên diện tích nghệ phát triển rất tốt. Chị Hiểu mong muốn dự án sẽ thành công để chị tiếp tục mở rộng diện tích, kì vọng đây sẽ là loại cây mang thu nhập cho gia đình.

Theo các tài liệu khoa học, giống nghệ vàng củ nhỏ, màu vàng đậm, thơm, chất lượng tốt. Tuy năng suất thấp hơn so với nghệ lai nhưng lại cho tinh bột nghệ cao, giá cao hơn và được thu mua sản xuất sử dụng trong công nghệ dược liệu. Mục đích của công ty thực hiên dự án liên kết nghệ này là tạo dựng vùng nguyên liệu lớn tại địa phương. Công ty cam kết đến vụ thu hoạch sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm củ. Về phía người dân cần đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu với điện tích lớn, sản lượng củ nhiều, đủ tiêu chuẩn. Rút kinh nghiệm từ những dự án đã triển khai không hiệu quả, các ngành chuyên môn của huyện khuyến cáo người dân tham gia dự án cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo về kỹ thuật trồng chăm sóc. Thường xuyên làm cỏ bón phân tạo điểu kiện cho cây phát triển tốt nhất. Hạn chế tình trạng đăng ký dự án rồi bỏ không gây lãng phí nguồn lực đầu tư của nhà nước. Về phía công ty và chủ dự án trong giai đoạn đầu cần tiếp tục sát sao hỗ trợ nông dân về quy trình kỹ thuật.

Nếu mô hình trồng cây nghệ vàng thành công và được nhân rộng ở những năm tiếp theo, sẽ đem đến nguồn thu không nhỏ cho người nông dân. Mở ra hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp tại huyện Văn Bàn, một địa phương đang có lợi thế về diện tích đất đồi tương đối lớn.

Lệ Duyên - Đài TT-TH Văn Bàn

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner