Triển vọng mô hình cây có múi ở xã Khánh Yên Trung huyện Văn Bàn
Lượt xem: 273
Quy hoạch phát triển vùng cây có múi tại các xã
phía Nam là một trong những định hướng lớn của huyệnVăn Bàn trong đề án chuyển
dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Mục tiêu lớn
nhất là thử nghiệm và nhân rộng vùng cây ăn quả phù hợp thổ nhưỡng khí hậu địa
phương, tạo ra sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường tăng thu nhập cho người nông
dân. Sau những thành công bước đầu của mô hình bưởi diễn xã Khánh Yên Hạ, Hồng
không hạt Tân An, Dưa lê xã Khánh Yên Trung... người nông dân đã dần mạnh dạn
hơn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực đưa các loại cây ăn quả vào
trổng thử nghiệm. Mô hình trồng cây có múi tại xã Khánh Yên Trung (Văn Bàn) đang
được nông dân kỳ vọng sẽ phát triển hiệu quả ở địa phương.
Với
mong muốn làm giàu từ nông nghiệp, được sự ủng hộ của gia đình người thanh niên
trẻ Nguyễn Mạnh Tuấn - Thôn Én 1, xã Khánh Yên Trung đã chuyển đổi hơn 2ha đất
vườn đồi kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả như cam cao phong, bưởi
diễn... Anh Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết: Bắt tay vào thực hiện, gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn một phần chưa có
nhiều kinh nghiệm trong trồng chăm sóc cây ăn quả, thứ hai là nguồn vốn khá lớn
thuê nhân công, đầu tư mặt bằng, cây giống, phân bón, hệ thống tưới tiêu”... Do
đó anh Nguyễn Mạnh Tuấn cùng bố đẻ của mình đã rày công đến tận các tỉnh Hòa
Bình, Lạng Sơn... học hỏi và chuyển giao về kỹ thuật. Đến tháng 4 năm 2016 gia
đình anh Nguyễn Mạnh Tuấn đã đặt những hom giống đầu tiên, đến nay vườn cây ăn
quả gia đình anh đã có gần 2000 cây, trong đó có 200 cây bưởi diễn còn lại trên
1000 cây hoàn toàn là giống cam Cao Phong nổi tiếng của Hòa Bình. Qua đánh giá
đến thời điểm này các loại cây trồng khá phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu địa
phương hiện đang sinh trưởng phát triển tốt. Điểm đặc biệt của mô hình đó là,
gia đình anh Tuấn đã đầu lắp đặt 100% diện tích tưới tiêu bằng hệ thống tưới
nhỏ giọt hoàn toàn tự động. Nước đi theo các đường ống tự
chảy gồm trục chính và ống nhánh với hệ thống van tưới nhỏ giọt đến từng gốc.
Phân vô cơ được hòa luôn vào nước tưới và được vận hành bơm tưới theo từng thời
điểm để đem lại hiệu quả tốt nhất. Phương pháp tưới này đòi hỏi chi phí đầu tư
ban đầu cao. Tuy nhiên, hệ thống lại giúp tiết kiệm công lao động, chăm sóc và
giảm chi phí phân bón. Giúp cây sinh trưởng tốt, tránh được các rủi ro do thiếu
nước trong mùa khô.
Được biết tính đến thời điểm này, gia đình anh Tuấn đã đã đầu tư số tiền
trên 600 triệu đồng. Dự kiến khoảng 2 năm nữa mô hình này mới cho thu hoạch. Có
thể nói việc dám thực hiện mô hình là quyết định, bước đi khá liều lĩnh. Nhưng
trên tất cả là nghĩ lực dám nghĩ dám làm với mong muốn làm giầu trên chính mảnh
đất quê hương của gia đình anh Nguyễn Mạnh Tuấn. Đây cũng là mô hình mang quy
mô lớn và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tiên của xã Khánh Yên Trung
nói riêng và huyện Văn Bàn nói chung. Ông Đặng Phúc Thủy - Trưởng thôn Én 1 xã
Khánh Yên Trung cho biết: Mô hình thành công sẽ là kết quả quan trọng đánh dấu
sự phát kinh tế nông nghiệp hàng hóa của xã Khánh Yên Trung.
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, huyện Văn Bàn hiện có trên 600ha
cây ăn quả các loại. Để tiếp tục phát triển trồng cây có múi tại các xã phía
nam của huyện theo đề án đã phê duyệt. Năm 2016, huyện đã đầu tư hỗ trợ trên 25
nghìn cây ăn quả cho nhân dân với diện tích khoảng 50ha. Đồng thời hỗ trợ 14,9
tấn vôi, gần 28 tấn phân bón các loại. Đây là điều kiện quan trọng giúp nhân
dân phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập nâng cao đời sống.
Góp phần quan trọng vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên
địa bàn huyện. Riêng mô hình trồng cây ăn quả của gia đình anh Nguyễn Mạnh Tuấn
- Thôn Én 1, xã Khánh Yên Trung với quy mô và sự tâm huyết và tinh thần vượt
khó tin rằng mô hình sẽ thành công. Mở ra hướng phát triển mới cho ngành nông
nhiệp ở địa phương.
Lệ Duyên - Đài TT-TH Văn Bàn
28/04/2017