Hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác giống ngô lai LVN 092, LVN 152
Lượt xem: 727

* Đặc tính giống ngô LVN092:

- Chín trung bình sớm (thời gian sinh trưởng 105 – 110 ngày).

- Thích ứng với vùng trồng thâm canh.

- Năng suất cao, ổn định (8 -12 tấn/ha).

- Bắp to, dài, vùi nhỏ, hạt sâu cay, màu vàng cam.

- Đường kính bắp (cm) 5 - 5,5.

- Số hàng hạt 14 – 16.

- Trọng lượng 1000 hạt (g) 320 – 330.

- Đóng bắp đầy, lá bi bao kín bắp.

- Chịu hạn tốt, chống chịu bệnh tốt.

- Khả năng thích ứng rộng.

 * Đặc tính giống LVN 152:

- Chín trung bình sớm (thời gian sinh trưởng 110 – 115 ngày).

- Chịu lạnh tốt, đặc biệt thích hợp cho trồng cây vụ đông.

- Năng suất cao, ổn định (8 -12 tấn/ha).

- Bắp to, dài, cùi nhỏ, hạt sâu cay, màu vàng cam.

- Chiều cao cây (cm): 180 - 200.

- Đường kính bắp (cm) 5 - 5,5.

- Số hàng hạt 14- 16.

- Trọng lượng 1000 hạt (g) 320 – 330.

- Đóng bắp đầy, lá bi bao kín bắp.

- Chịu hạn tốt, chống chịu bệnh tốt.

- Khả năng thích ứng rộng.

* Kỹ thuật gieo trồng:

1. Thời vụ:

- Vụ Xuân: Từ 20/1 - 20/2.

- Vụ Hè thu: Từ 15/5- 15/6.

- Thu đông: Từ 15/8 - 10/9.

- Vụ đông: Từ 5/9 - 30/9.

Lưu ý: Giống LVN 152 không thích hợp trồng vụ Thu đông.

Căn cứ vào thời vụ tốt nhất của địa phương để tránh khi cây ngô trỗ cờ gặp thời tiết khô hạn, nắng nóng.

2. Đảm bảo mật độ: 6,5 - 7 vạn cây/ha; (1700 - 2000 cây/sao bắc bộ) tương ứng với khoảng cách 65 x 25 cm).

3. Bón phân đủ liều lượng và đúng cách:

- Với phân bón:

+ Phân hữu cơ bón 2,5 - 3 tấn/ 1 ha; 90 - 108 kg/1sào bắc bộ (360m2).

+ Phân Ure bón: 250 - 300 kg/1 ha; 9 - 11 kg/1 sào bắc bộ.

+ Phân supe lân bón: 400 - 500 kg/1 ha; 14 - 18 kg/1 sào bắc bộ.

+ Phân Kali clorua: 120 - 150 kg/ 1ha; 4 - 5 kg/1 sào bắc bộ.

- Với phân tổng hợp NPK:

+ Phân NPK(5:10:3) bón 700kg/ 1 ha; 25 kg/1sào bắc bộ (360m2).

+ Phân NPK (12:5:10) bón: 450 kg/1 ha; 16 kg/1 sào bắc bộ.

+ Đạm Ure bón: 40 - 50 kg/1 ha; 1,5 – 1,8 kg/1 sào bắc bộ.

+ Phân KaliClorua: 30 - 40 kg/ 1ha; 1,1 –1,5 kg/1 sào bắc bộ.

- Cách bón phân đơn:

+ Bón lót lần 1, lần 2, lần 3: Bón toàn bộ phân lân và phân vi sinh.

+ Bón thúc lần 1: Khi ngô 3 - 4 lá bón ¼ Ure +1/3Kali, kết hợp xới phá váng.

+ Bón thúc lần 2: Khi ngô 9 - 10 lá bón ½ Ure + 1/3 Kali, vun cao chống đổ.

+ Bón thúc lần 3: Trước khi trỗ 7 –  10 ngày bón lượng đạm và kali còn lại.

-Cách bón phân tổng hợp NPK:

+ Bón lót lần 1, lần 2: Toàn bộ phân  vi sinh và 700kg/ha phân NPK (5:10:3).

+ Bón thúc lần 1: Khi cây ngô 5 - 7 lá bón 250kg/ha phân NPK (12:5:10) + 40 - 50 kg/ha đạm Ure, kết hợp làm cỏ, xới vun gốc.

+ Bón thúc lần 2: Khi cây ngô bắt  đầu xoán nõn bón 200kg NPK (12:5:10) + 30 - 40 kg/ha KaliClorua, kết hợp xới, vun cao chống đổ.

-Chăm sóc phòng trừ  sâu bệnh:

+ Tập trung chăm sóc tốt vào giai đoạn cây con.

+ Tỉa cây định kỳ đảm bảo mật độ.

+ Đảm bảo đủ nước khi cần thiết, đặc biệt trước và sau khi trỗ cờ.

+ Phòng trừ sâu đục thân bằng Basudin 10 H rắc vào nõn 4 – 5 hạt.

-Thu hoạch: Đúng độ chín khi lá bi khô và chân hạt xuất hiện điểm đen.

Lưu ý: Hạt giống đã được xử lý hóa chất. Không ăn được. Không sử dụng hạt thương phẩm làm giống cho vụ sau.

 

Nguyễn Thị Thơm: VPUBND huyện

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner