Dự kiến tình hình sinh vật gây hại vụ mùa 2018
Lượt xem: 185
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai nhận định tình hình khí thời tiết khí hậu mùa mưa bão năm 2018 có khả năng Lào Cai chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão, hậu bão sẽ nhiều hơn so với trung bình nhiều năm (Khoảng từ 2-3 cơn bão) gây mưa vừa đến mưa to kéo dài  khoảng hơn 2 ngày, gây lũ và sạt lở đất cục bộ. Đỉnh lũ khả năng xuất hiện vào khoảng nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8.

Tổng lượng mưa khả năng đạt trên mức trung bình nhiều năm từ 15 - 25%. Các đợt mưa lớn tập trung nhiều vào khoảng tháng 6 đến tháng 8/2018, lượng mưa các tháng 7, 8 có khả năng đạt mức cao hơn trung bình nhiều năm. Các tháng 9 và 10/2018 phổ biến ở mức xấp xỉ bằng trung bình nhiều năm.

 Nền nhiệt độ cả mùa xấp xỉ bằng trung bình nhiều năm. Ba tháng đầu mùa (tháng 5, 6, 7) và tháng 8 nhiệt độ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, các tháng còn lại xấp xỉ dưới trung bình nhiều năm. Nắng nóng có xu hướng xuất hiện muộn hơn có khả năng không gay gắt như năm 2017. Cả mùa có khoảng 6 - 7 đợt nắng nóng xảy ra diện rộng. Như vậy diễn biến thời tiết vụ mùa năm 2018 khả năng thuận lợi cho sản xuất, song cũng là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển.

Tình hình sinh vật gây hại hiện tại trên lúa 1 vụ vùng cao (đẻ nhánh rộ): Rầy lưng trắng mật độ 100 - 200 con/m2, rầy tuổi 1 - 2, sâu cuốn lá phát sinh gây hại mạnh mật độ trung bình 8-15 con/m2, cao 30 con/m2,sâu tuổi 3-4, bệnh lùn sọc đen phương nam cung phát sinh gây hại tỷ lệ hại TB0,1 % dảnh, cao 5 % dảnh, diện tích nhiễm 3,1 ha nhiễm nhẹ phân bố tại xã DươngQuỳ, Nậm Xây... ngoài ra các đối tượng sâu bệnh khác phát sinh gây hại nhẹ như:Ruồi đục nõn, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá...

Dự kiến một số loại sinh vật gây hại chính trên một số cây trồng chính trong vụ Trên cơ sở dự báo tình hình thời tiết, tình hình sản xuất, quy luật phát sinh, phát triển và tình hình sâu bệnh hại có khả năng diễn biến một số đối tượng sâu bệnh hại trong vụ như:

Rầy nâu - Rầy lưng trắng: Rầy cám nở rộ trung tuần đến cuối tháng 7, hại diện hẹp, trên lúa mùa sớm mới cấy vùng thấp và lúa một vụ vùng cao mật độ trung bình 15 - 20 con/m2. Rầy cám nở rộ từ giữa đến cuối tháng 8, mật độ rầy tăng mạnh hại trên lúa mùa sớm tại các xã: Võ Lao, Văn Sơn, Nậm Dạng, Nậm Mả. Giai đoạn đứng cái - làm đòng, lúa mùa chính vụ và muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, diện phân bố rộng ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện, mật độ trung bình 200-500 con/m2, cao 800-1000 con/m2, cục bộ>3.500 con/m2, nếu không phòng trừ kịp thời có thể gây cháy chòm, đặc biệt trên các giống nhiễm, các chân ruộng bón nhiều phân đạm, vùng thường nhiễm từ các năm trước như Võ Lao, Khánh Yên Hạ, Minh Lương... Rầy cám rộ từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 hại trên lúa giai đoạn trỗ tại xã: Khánh Hạ, Chiềng Ken, Liêm Phú, Khánh Trung, KhánhYên Thượng, Làng Giàng, Hòa Mạc, Dương Quỳ ngậm sữa - chắc xanh (Trà sớm) mật độ cục bộ có thể lên tới hàng vạn con/m2, gây cháy ổ nếu không được phòng trừ kịp thời. Từ giữa đến cuối tháng 10 xuất hiên tại một số xã: Khánh Yên Thượng, Thị trấn Khánh Yên, Làng Giàng.

Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành rộ trung tuần tháng 7. Sâu non nở rộ và gây hại cuối tháng 7 đầu tháng 8; Sâu non hại mạnh trên lúa một vụ vùng cao giai đoạn đứng cái làm đòng mật độ trung bình 20- 30 con/m2, cục bộ >50 con/m2  tại các xã: Nậm Xây, Nậm Xé, Nậm Chày,Dần Thàng cần chú ý phòng trừ kịp thời. Trên lúa mùa vùng thấp hại vào giai đoạn đẻ nhánh rộ mật độ thấp hơn. Trưởng thành rộ trung tuần tháng 8, sâu non nở rộ và gây hại cuối tháng 8 đầu tháng 9, gây hại mạnh trên các trà lúa mùa vùng thấp giai đoạn đứng cái - làm đòng. Mật độ tăng nhanh trên 100 con/m2gây trắng lá trên diện rộng nếu không được phòng trừ kịp thời. Đây là lứa sâu quan trọng nhất gây hại trên lúa mùa cần đặc biệt theo dõi và chỉ đạo phòng trừ kịp thời khi phát hiện. Trưởng thành rộ trung tuần tháng 9, sâu non hại diện hẹp trà lúa muộn cuối tháng 9 đầu tháng 10.

Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành rộ giữa tháng 8. Sâu non gây bông bạc giữa tháng 8 đầu tháng 9 trên lúa 1 vụ vùng cao giai đoạn trỗ - chắc xanh (Nậm Xây, Nậm Xé, Dần Thàng), dảnh héo trên lúa vùng thấp giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái tỷ lệ hại trung bình từ 2 - 3% dảnh cao 5%.. Trưởng thành rộ giữa tháng 9, sâu non nở và gây hại mạnh cuối tháng 9 giữa tháng 10, là lứa gây hại chính hại chủ yếu trên lúa trà chính vụ và muộn thời kỳ làm đòng -trỗ, gây bông bạc thành chòm, mật độ cục bộ cao cần chú ý phòng trừ kịp thời. Ngoài ra trong cả vụ thường xuyên theo dõi các đối tượng như ruồi đục nõn, ốc bươu vàng, sâu năn, nhện gié, sâu cắn gié, bọ xít dài, chuột hại...

Bệnh đạo ôn: Bệnh hại trên cả lúa 1 vụ vùng cao và lúa mùa vùng thấp, đặc biệt bệnh gây hại mạnh trên các giống nhiễm như BC15, TBR 225, Séng cù và một số giống lúa thuần mẫn cảm khác. Trên lúa 1 vụ vùng cao bệnh phát sinh gây hại trên lá từ giữa tháng 7 khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như mát mẻ, trời âm u, có nhiều sương mù hoặc mưa nhỏ kéo dài, ẩm độ cao, ruộng bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, cấy dày,vụ trước bị nhiễm bệnh. Bệnh phát sinh mạnh từ giai đoạn đẻ nhánh rộ đến cuối vụ. Dự báo thời tiết năm nay có mưa nhiều vào tháng 7 - 8 sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại trên các trà lúa giai đoạn trỗ -chắc xanh với tỷ lệ hại phổ biến 3 - 5% bông, cao 10 - 20% bông, cục bộ trên 50% bông.Lúa mùa vùng thấp bệnh phát sinh mạnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 nhất là các giống nhiễm hoặc những vùng có nguồn bệnh từ vụ trước. Đặc biệt từ trung tuần tháng 9 khi các đợtkhông khí lạnh bắt đầu ảnh hưởng, kèm theo sương mù, ẩm độ tăng cao bệnh sẽphát triển mạnh gây hại trên bông nhất là trên các giống mẫn cảm (BC 15, TBR225, Séng cù...) nếu không chủ động phòng trừ kịp thời bệnh hại nặng gây ảnhhưởng đến năng suất.

Bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn: Bệnh có xu thế phát sinh sớm và gây hại mạnh từ giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến cuối vụ, hại mạnh giai đoạn làm đòng - trỗ - chắc xanh. Bệnh phát triển mạnh trên các giống lúa lai có bản lá rộng, các giống có bộ lá mềm khi gặp điều kiện nắng nóng xen kẽ mưa dông, ruộng bón đạm muộn, cấy dày, tỷ lệ hại phổ biến 5 - 10% lá, cao 20 -35% lá. Phân bố các xã như: Võ Lao, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Hạ, Minh Lương,Dương Quỳ, Hòa Mạc...

Bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ.Hại mạnh vào giai đoạn làm đòng - trỗ - chắc xanh. Bệnh phát sinh gây hại trên hầu hết các trà lúa hè thu. Bệnh có xu hướng phát triển mạnh ở các chân ruộng có nguồn bệnh từ vụ trước, ruộng cấy dầy, bón phân không cân đối, bón muộn, bón nhiều phân đạm. Tỷ lệ bệnh 10 - 20% dảnh cục bộ 30 - 50% dảnh (Võ Lao, Văn Sơn,Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Làng Giàng, Hòa Mạc, Minh Lương...).

Bệnh nghẹt rễ, vàng lá sinh lý: Gây hại mạnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ, hại mạnh hơn ở những ruộng lầy thụt,chua trũng, ruộng cấy sâu tay, tỷ lệ hại phổ biến 3 - 5 %khóm, cao 10 - 15% khóm.

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Bệnh phát sinh sớm trên lúa từ giai đoạn đẻn hánh. Chủ động theo dõi chặt chẽ mật độ rầy nâu, rầy nâu nhỏ là môi giới trung gian truyền bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời, triệt để.

Bệnh lùn sọc đen: Bệnh phát sinh gây hại sớm ngay từ giai đoạn mạ, trên lúa mùa vùng thấp và có nguy cơ lây lan trên lúa giai đoạn cấy, đẻ nhánh. Đặc biệt chú ý lúa giai đoạn đứng cái làm đòng, đây là giai đoạn lứa 5 - 6 của rầy phát triển mạnh. Vì vậy, cần kiểm soát chặt mật độ rầy lưng trắng để tránh bệnh lùn sọc đen phương nam gây hại làm nghẹn đòng ảnh hưởng đến năng suất.

          Bệnh hoa cúc, lem lép hạt: Bệnh gây hại từ giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh -đến chín. Thời tiết có mưa kéo dài, ẩm độ cao, bón nhiều đạm thuận lợi cho bệnh phát triển. Trên lúa 1 vụ vùng cao bệnh thường gây hại mạnh từ trung tuần tháng 8 - giữa tháng 9; trên lúa mùa vùng thấp bệnh hại mạnh từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10. Tỷ lệ bệnh trung bình 5 - 10% bông, cao 20% bông.

Đối với một số cây trồng khác như:

Cây ngô cần chú ý sâu xám,sâu cắn lá, dế, chuột hại, bệnh lùn sọc đen. Chú ý sâu keo hại trên ngô hè thu. Giai đoạn trỗ cờ - phun râu - chắc hạt cần chú ý rệp cờ, sâu đục thân, đục bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt gây hại.

Cây đậu tương giai đoạn cây con cần chú ý ruồi đục ngọn, đục thân, đục gốc, gây hại và bệnh lở cổ rễ, sâu xám. Giai đoạn phân cành - nụ hoa - quả chú ý sâu cuốn lá, rệp, bọ trĩ, bọ xít,sâu đục quả, bệnh gỉ sắt, phấn trắng hại mạnh đến cuối vụ.

Cây lâm nghiệp đối với vườn ươm cần chú y các loại sâu ăn lá, bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng. Đối với rừng trồng thuần chú ý sâu xanh ăn lá bồ đề phát sinh gây hại, ong ăn lá mỡ, thông... sẽ phát sinh gây hại từ tháng 8. Sâu đo hại quế phát sinh gây hại tháng 11, 12.

Phạm Huấn

Văn phòng HĐND&UBND


Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner