Công tác Bảo vệ thực vật năm 2015 trên địa bàn huyện Văn Bàn
Lượt xem: 118

Năm 2015 rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn,... đã xuất hiện và gây hại 1.379,71 ha diện tích lúa trên địa bàn huyện. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn kịp thời phun thuốc phòng trừ được 1.344,5 ha đạt 97% trên tổng diện tích bị hại nên không ảnh hưởng đến năng suất lúa năm 2015, cụ thể:

Vụ xuân: Rầy nâu, rầy lưng trắng: Diện tích nhiễm 412 ha (nhiễm nặng là 3 ha), bằng 93,4% so với vụ xuân năm 2014. Rầy tập trung hại chủ yếu trên lúa thời kỳ đứng cái - làm đòng, phân bố ở hầu hết trên các xã trên địa bàn huyện. Bọ xít dài: Phát sinh gây hại rải rác, chủ yếu giai đoạn lúa ngậm sữa với diện tích nhiễm là 14 ha nhiễm nhẹ - TB, phân bố các diện tích lúa trỗ, chín sớm như: Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken, Liêm Phú, Sơn Thủy, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung. Sâu đục thân: Phát sinh gây hại rải rác, đặc biệt từ  giai đoạn đứng cái làm đòng trở đi phát sinh gây hại mạnh, diện tích nhiễm là 16 ha, phân bố tại các xã như: Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Chiềng Ken, Nậm Tha, Sơn Thủy, Tân An, Dương Quỳ, Hòa Mạc. Ốc bươu vàng: Phát sinh gây hại mạnh từ giai đoạn lúa cấy trở đi, chủ yếu trên trà xuân chính vụ và muộn, diện tích nhiễm 11,5 ha, phân bố tại các xã như Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Hòa Mạc, Dương Quỳ, Nậm Tha. Bệnh đạo ôn lá: Phát sinh gây hại mạnh từ giai đoạn mạ đến cuối vụ, một số diện tích lùi thành chỏm, diện tích 361 ha trong đó nhiễm nặng là 5,5 ha phân bố hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Bệnh đạo ôn cổ bông: Bệnh phát sinh gây hại mạnh trên các diện tích nhiễm đạo ôn lá nặng từ giai đoạn trước và không được phun phòng trừ triệt để, chủ yếu gây hại mạnh trên giống BC 15, NƯ 63,... với diện tích nhiễm là: 20 ha, phân bố tại các xã như: Thị trấn Khánh Yên, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Làng Giàng, Hòa Mạc, Dương Quỳ, Nậm Tha, Sơn Thủy. Bệnh khô vằn: Hại nặng trên các chân ruộng cấy dày, bón phân không cân đối, đặc biệt trên trà lúa xuân sớm bệnh phát sinh gây hại mạnh, với diện tích nhiễm 99 ha giảm so với vụ xuân 2014, bệnh phát sinh gây hại mạnh từ giai đoạn kết thúc đẻ nhánh trở đi, phân bố ở các xã như: Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Làng Giàng, Hòa Mạc, Nậm Tha, Sơn Thủy, Dương Quỳ, Minh Lương, Văn Sơn, Võ Lao, Nậm Dạng, Nậm Mả... Bệnh Bạc lá - ĐSVK: Diện tích nhiễm 1,5 ha nhiễm nhẹ - TB phân bố tại xã Khánh Yên Thượng.

Vụ mùa: Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm là 88 ha nhiễm nhẹ - trung bình, phân bố hầu hết các xã trên địa bàn huyện (giảm 7,4 lần so với vụ mùa cùng kỳ năm 2014). Rầy nâu, rầy lưng trắng: Hại mạnh trên các diện tích lúa đẻ nhánh đến lúa trỗ bông- phơi màu với diện tích nhiễm là 178 ha nhiễm nhẹ - TB, phân bố hầu hết các xã trên địa bàn huyện, diện tích nhiễm tăng 77,5 ha so với năm 2014. Bọ xít dài: Hại mạnh trên diện tích lúa mùa trà sớm, diện tích nhiễm là 16 ha nhiễm nhẹ - TB. Sâu đục thân: Phát sinh gây hại mạnh bắt đầu từ giai đoạn làm đòng trở đi, diện tích nhiễm 9 ha, nhiễm nhẹ - TB; phân bố các xã như: Chiềng Ken, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Trung. Bệnh đạo ôn: Phát sinh gây hại chủ yếu trên các giống mẫn cảm như BC 15, Tám, nếp, M1-NĐ và trên các chân ruộng bón nhiều phân đạm... với diện tích nhiễm 1 ha, phân bố các xã: Khánh Yên Thượng, Nậm Xây. Bệnh bạc lá, ĐSVK: Phát sinh gây hại mạnh từ giai đoạn lúa trỗ bông, phơi màu, đặc biệt gây hại mạnh trên lúa hè thu sớm với diện tích nhiễm là 26 ha nhiễm nhẹ - TB. Phân bố tại các xã như: Võ Lao, Văn Sơn, Dương Quỳ. Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh gây hại mạnh trên các chân ruộng trũng, bón phân không cân đối. Diện tích nhiễm 119,2 ha nhiễm nhẹ - TB, phân bố hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Bệnh vàng lá sinh lý: Diện tích nhiễm 21 ha tại Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Chiềng Ken, Liêm Phú, Minh Lương.

Đối với các cây trồng khác: Cây trồng vụ đông (rau đậu các loại): sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh thối nhũn gây hại rải rác trên diện tích rau tại các xã: Hòa Mạc, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken, Văn Sơn. Cây ngô: Các đối tượng sâu bệnh hại phát sinh gây hại rải rác như: sâu xám, bọ xít xanh, rệp, sâu đục thân, đục bắp, bệnh khô vằn... phát sinh gây hại nhẹ. Cây Đậu tương: Các đối tượng hại nhẹ như: Sâu cuốn lá, rệp, dòi đục thân, bệnh héo xanh... Cây chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh hại búp chè trung bình từ 2% số búp cao 4% số búp cấp 1, bệnh thối búp hại tỷ lệ 1% cao 3% cấp 1. Cây ăn quả: Nhãn, Vải bọ xít nâu trung bình 0,5- 2 con/ cành, cao 3 con/ cành cục bộ, phân bố ở rải rác toàn huyện. Cây Lâm nghiệp (Keo, Mỡ): Các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại nhẹ: Ong ăn lá mỡ, sâu đo quế, sâu cắn lá,...

          Nguyên nhân, mức độ tăng giảm của các đối tượng sâu bệnh:

          Nguyên nhân giảm: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện và sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan trong khối NLN, các ban ngành đã khống chế thành công các đối tượng sâu bệnh gây hại. Trạm Bảo vệ thực vật đã làm tốt công tác tham mưu, dự tính dự báo và luôn bám sát đồng ruộng để hướng dẫn bà con phun phòng trừ đạt hiệu quả. Bà con nông dân dần đã ý thức được sự gây hại của sâu bệnh, nhận biết được qui luật phát sinh gây hại của 1 số đối tượng chính nên đã chủ động ngay trong việc phun thuốc khi sâu còn tuổi nhỏ, bệnh mới xuất hiện; vì vậy đã hạn chế được sự thiệt hại.

          Nguyên nhân tăng: Việc chuẩn bị đất quá ngắn, không kỹ dẫn đến rơm rạ từ vụ trước không kịp phân hủy... đã tạo điều kiện cho một số bệnh như vàng lá - nghẹt rễ, bệnh vàng lá sinh lý... phát sinh gây hại mạnh. Ngoài ra điều kiện nắng ấm sớm và kéo dài sang tận vụ đông cũng tạo điều kiện cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh như: Rầy nâu, rầy LT, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài, bệnh đạo ôn, khô vằn... Một số cơ sở còn lúng túng trong việc chỉ đạo bà con phun phòng trừ. Do điều kiện canh tác, chăm sóc kém, ruộng thiếu dinh dưỡng, nước, thiếu phân chuồng.... Một số nơi không tuân thủ theo lịch thời vụ gieo cấy, việc quản lý giống, giống trôi nổi không rõ nguồn gốc nhiều... nên đã dẫn đến sâu bệnh gây hại chủ yếu trên trà muộn và các giống mẫn cảm với sâu bệnh.

Vương Thị Thảo: Văn Phòng UBND huyện

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner