Văn Bàn những điểm nút quan trọng trong lịch sử chống Thực dân Pháp đô hộ.
Lượt xem: 1265
Nhìn lại cả chặng đường hàng trăm năm qua, Văn Bàn luôn có tên tuổi trong sử sách chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, vốn sẵn có tinh thần chống giặc ngoại xâm, nhân dân Văn Bàn thường xuyên nổ ra nhiều cuộc đấu tranh, đặc biệt đã nhiều lần tham gia cùng Nghĩa quân Thập châu  kéo về Hà Nội chống đối chính sách của thực dân Pháp tại Việt Nam.

Khi Huyện ủy Văn Bàn được thành lập ngày 27/9/1947, sức mạnh toàn dân thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Huyện ủy tập hợp đưa phong trào chống thực dân Pháp tại Văn Bàn lên đến đỉnh cao. Ngày 16/11/1950 Văn Bàn được giải phóng bằng chính phong trào đấu tranh trong nội lực của huyện là chủ yếu, mở tung cánh cửa quân dân ta tiến vào vùng Tây - Bắc, chấm dứt ngay tại Việt Nam mưu vọng cuối cùng về bình định Đông dương của thực dân Pháp và cả hoàn cầu chấm dứt chế độ thực dân kiểu cũ. Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm tại Văn Bàn, không thể quên được 3 dấu ấn quan trọng trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược: 

 

 Di tích lịch sử văn hóa khu du kích Gia Lan

Dấu ấn 1. Nhân dân yêu nước thuộc xã Khánh Yên Thượng nay là thị trấn Khánh Yên và xã Khánh Yên Thượng, nhân dân yêu nước thuộc xã Khánh Yên Hạ nay là xã Khánh Yên Trung và xã Khánh Yên Hạ, nhân dân yêu nước thuộc xã Làng Giàng nay là xã Làng Giàng và xã Hòa Mạc, khi thực dân Pháp tái chiếm lại Văn Bàn đã truy quét và nhân dân yêu nước phải sơ tán lên dải núi Gia Lan. Ngày 27/9/1947, Huyện ủy Văn Bàn được thành lập, dựa vào lực lượng nhân dân sơ tấn trên núi Gia Lan Huyện ủy Văn Bàn đã chọn giải núi Gia Lan là địa điểm tập kết. Văn phòng Huyện ủy đặt tại Nà Chuồng xã Dương Quỳ nay là xã Thẳm Dương. Có nhân dân yêu nước sơ tán trên núi che chở, Huyện ủy đã chọn dải núi Gia Lan là nơi rèn luyện bồi dưỡng phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong bộ máy cơ quan Đảng và lực lượng vũ trang, cơ sở đảng tại các xã trong huyện; là trung tâm chỉ huy và phát triển lực lượng du kích, lực lượng vũ trang trong toàn huyện; trung tâm tập luyện gây dựng cán bộ nòng cốt cho các xã, xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của huyện; là địa điểm liên lạc giữa các cơ sở trong huyện với trung tâm chỉ huy, liên lạc giữa huyện với tỉnh và với huyện bạn. Trong quá trình hoạt động, ở đây đã hy sinh hai đồng chí Bí thư Huyện ủy đầu tiên đó là Đ/c Minh Đăng và đ/c Nguyễn Nhật Ân.

 

 

Dấu ấn 2. Sau khi lực lượng vũ trang, lực lượng du kích trong toàn huyện được Huyện ủy xây dựng đủ tầm đã phối hợp tiến đánh các đồn Pháp trên địa bàn huyện. Tại đồn Bảo Hà, đồn Ken địch thua trận rút quân về đồn Coóc, lúc đó lực lượng địch hoang mang, lực lượng của ta đang thế mạnh, nên chỉ huy Pháp tại đồn Coóc đã đưa quân di chuyển vào đồn Dương Quỳ là khu trung tâm Châu lỵ để bảo toàn lực lượng và an thần binh lính. Quân ta đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đại đội 97, sau khi hoàn thành xứ mệnh giải phóng vùng Võ Lao,  Đại đội đi dọc suối Nậm Chăn lên. Kết hợp với Đại đội 85 sau khi giải phóng vùng Khánh Yên di động lên và sự tham gia hiệp đồng của lực lượng du kích, nhân dân các dân tộc thuộc các xã phía tây của huyện. Ngày 16 tháng 11 năm 1950 quân ta tổ chức đánh đồn giặc tại Dương Quỳ, thời điểm này lực lượng địch tập trung tại đồn Dương Quỳ đông nhất, mạnh nhất. Với sức mạnh hiệp đồng của ta, giặc Pháp đồn Dương Quỳ  phải rút quân về phía Minh Lương để sang Than Uyên. Trên đường rút, bị mắc suối Nậm Xây buộc chúng phải dừng lại, ta tấn công  sảy ra trận chiến đấu quyết tử, cuối cùng ta bắt gọn đại đội địch và thu trên 100 cây súng,Văn Bàn được giải phóng.

Trận đánh đồn Dương Quỳ là trận đánh với quy mô chiến lược lớn nhất, với chiến lược hiệp đồng cao nhất và là trận đánh quyết định sự thắng lợi giành chính quyền của ta. Ngày 16/11/1950 chiến thắng đồn Dương Quỳ cũng là ngày giải phóng Văn Bàn.

Dấu ấn 3. Là trận đánh của quân ta với Pháp điễn ra với quy mô, chiến lược cao, về thời điểm trận diễn ra trước nhất so với hai dấu ấn trên, song có thể so sánh xếp thứ hạng thứ 3 đối với hai dấu ấn trên. Đó là, năm 1946 trước ngày Bác Hồ phát lệnh toàn quốc kháng chiến, đã nổ ra trận đánh của lực lượng Việt Minh Văn Bàn, chớp thời cơ địch mới đến mở chốt tại Khau Co. Đây là trận đánh nhanh gọn, chiến thắng gây tiếng vang lớn, là tiếng súng đầu tiên của huyện, của tỉnh Yên Bái đánh Pháp trước khi phát lệnh toàn quốc kháng chiến, được Trung ương khen ngợi. Song, sau thời gian ngắn giặc Pháp lại tái chiếm.

Nhân dân Văn Bàn đáng được tự hào về ba dấu ấn trên, các sự kiện đó phải được quảng bá và truyền lại cho các thế hệ mai sau. Với chức năng cơ quan giúp UBND huyện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa của huyện. Phòng Văn hóa & Thông tin đã đề xuất Huyện ủy xem xét trình với tỉnh khảo sát, công nhận, cho phép:

1. Nâng cấp Di tích lịch sử văn hóa khu di tích du kích Gia Lan lên thành di tịch lịch sử văn hóa căn cứ hoạt động của Huyện ủy Văn Bàn trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

2. Xây dựng tượng đài chiến thắng tại Dương Quỳ, địa điểm đặt trên sân UBND xã Dương Quỳ hiện nay, chính là địa điểm đồn Pháp, châu lỵ Dương Quỳ thời Pháp thuộc

3. Xây dựng bia chiến thắng trận đánh đồn Khau Co năm 1946, địa điểm tại ranh giới hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, đồng thời là ranh giới hai huyện Văn Bàn và Than Uyên.

Ba dấu ấn trên là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Bàn sẽ được lịch sử ghi nhận, tiếng danh được bảo tồn mai mãi. Ba di tích sẽ được cả hệ thống chính trị từ huyện đến tỉnh công nhận và nhân dân ủng hộ, sớm được đầu tư xây dựng.

Tạ Minh Khuê

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner