Công tác xóa đói giảm
nghèo là vấn đề xuyên suốt trong quá trình phát triển của đất nước ta. Đảng và
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách ưu đãi để các hộ nghèo có
điều kiện vươn lên thoát nghèo. Trong đó chương trình tín dụng từ Ngân hàng
Chính sách Xã hội là một trong những điểm khởi nghiệp của người nghèo nói riêng,
nhân dân nói chung.
Là một trong hơn 800 hộ dân
của xã Khánh Yên Hạ được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Nhờ sử dụng
vốn đúng mục đích, phát huy được hiệu quả. Trong 3 năm từ 2002 đến năm 2005 từ
một hộ nghèo của xã, hộ anh La Văn Hát - thôn Pom Niểu đã thoát nghèo vươn làm
làm giàu chính đáng. Được bình xét là hộ sản xuất, kinh giỏi tại địa phương.
Sinh ra trong một gia
đình khó khăn, không được học hành cao, năm 1997 anh La Văn Hát kết hôn đến năm
1999 ra ở riêng. Vốn liếng ban đầu chỉ là 2 xào ruộng và một
vài con gia cầm. Sau bao năm quanh quẩn bên ruộng nương, làm lụng vất vả cũng
chỉ đủ ăn. Suy nghĩ thay đổi cách phát triển kinh tế, làm thế nào để thoát nghèo
luôn thôi thúc vợ chồng anh. Năm 2001 anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách
Xã hội từ chương trình cho vay hộ nghèo. Với số tiền 10 triệu đồng, 1 nửa mua
trâu sinh sản, một nửa đào ao thả cá. Sau một năm ao cá được thu hoạch, vụ cá
đầu tiên đã giúp anh thu về bằng số tiền gốc vay ngân hàng. Từ số tiền này gia
đình anh lại mở rộng mô hình kình tế, mua cây giống phát triển kinh tế vườn
rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với cách làm “lấy ngắn nuôi dài”, chỉ sau 5
năm anh La Văn Hát đã trả được số tiền gốc
đã vay ngân hàng.
Thành quả lao động của gia đình Anh La Văn Hát
Hưởng ứng phong trào thi
đua “ Chung sức xây dựng nông thôn mới” do xã Khánh Yên Hạ phát động. Năm 2017,
anh La Văn Hát tiếp tục đăng kí vay 40 triệu đồng để mở rộng mô hình kinh tế. Đến
nay anh gia đình anh có hơn 1ha vườn
quế, mỡ. Duy trì 3 con trâu, 20 con lợn, hơn 100 con gia cầm, 0, 4ha diện tích mặt
nước để nuôi cá. Thu nhập bình quân mỗi
năm đạt gần 70 triệu đồng.

Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh (Thực hiện tiêu chí 17- Chương trình XDNTM)
Nhờ cần cù, chăm chỉ anh
La Văn Hát đã duy trì vững chắc được mô
hình kinh tế. Cả 3 đứa con đều học hết lớp 12. Nhà cửa được xây dựng khang
trang. Hàng năm đều được bình xét gia đình văn hóa và sản xuất, kinh doanh
giỏi. Gần đây nhất, năm 2018 anh được Chủ tịch UBND xã Khánh Yên Hạ tặng giấy
khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tín dụng chính sách.

Anh La Văn Hát được nhận giấy khen về công tác tín dụng
Khác với hộ anh La Văn Hát,
hộ ông Nguyễn Văn Dân - thôn Xuân Khánh,
xã Khánh Yên Hạ cũng đã xây dựng được mô hình kinh tế ổn định, nhờ vay vốn Ngân
hàng Chính sách Xã hội huyện Văn Bàn.
Thôn Xuân Khánh - xã
Khánh Yên Hạ phần lớn là người gốc miền xuôi ,tỉnh Nam Định lên khai hoang vùng kinh
tế mới. Thu nhập chính của người dân trong thôn chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Hơn 40 năm sinh
sống, lập nghiệp trên mảnh đất Khánh Yên Hạ, vợ chồng ông sinh được 5 người
con. Trong đó có 2 người con học hết Đại học. Trong quá trình phát triển kinh tế, nuôi con ăn học… Gia đình
ông đã rất nhiều lần vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Nhờ những vốn đó mà
gia đình ông có cuộc sống ổn định như hôm nay, con cái trưởng thành đều có việc
làm ổn định.
Năm 2017, nhận thấy kinh
tế phát triển theo hướng thị trường, kinh doanh dịch vụ đang là cách làm mang
lại thu nhập cao. Sẵn con trai út là Nguyễn Văn Phúc, sinh năm 1987 có năng
khiếu văn nghệ. Ông đã bàn với con mở
dịch vụ cho thuê Phông rạp, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, nhận tổ chức đám cưới…
ý tưởng này đã được con trai đồng tình
ủng hộ.
Mô hình dịch vụ của gia đình ông Nguyễn Văn Dân
Đây là mô hình cần vốn
đầu tư lớn, trong khi vốn tích lũy gia đình chỉ có hạn. Hai cha con đã vay vốn
từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có vốn sản xuất kinh doanh của Ngân hàng
Chính sách Xã hội huyện Văn Bàn, với số tiền 50 triệu đồng. Để sử dụng đúng mục
đích và phát huy nguồn vốn vay, ngay sau khi Ngân hàng giải ngân ông đã giao số
vốn để con trai mua một bộ thiết bị âm thanh, ánh sáng để phục vụ việc kinh
doanh.
Dàn âm thanh mua từ vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội
Nhờ nhạy bén và phù hợp
với nhu cầu của người dân địa phương nên mô hình kinh doanh của gia đình cho thu
nhập cao. Năm 2020 đến hạn trả tiền gốc, nhưng
thời điểm này (năm 2019), gia đình ông đã sẵn sàng kinh phí để hoàn trả
Ngân hàng. Không chỉ nâng cao thu nhập,
ổn định cuộc sống gia đình, mô hình kinh doanh dịch vụ của hộ ông Nguyễn Văn
Dân còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động địa phương.
Không chỉ hộ anh La Văn Hát,
ông Nguyễn Văn Dân mà còn rất nhiều hộ dân khác của xã Khánh Yên Hạ đã vươn lên
thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ổn định nhờ vào nguồn vốn Ngân hàng Chính sách
Xã hội. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 của UBND xã Khánh Yên Hạ, thông qua hoạt động ủy thác
của các ban ngành, đoàn thể với Ngân Hàng Chính Sách Xã hội huyện Văn Bàn. Toàn
xã có 22 tổ tiết kiệm và vay vốn, với 861 hộ vay. Với tổng dư nợ trên 20 tỷ
đồng, hoạt động tín dụng chính sách luôn được Đảng ủy, Chính quyền xã quan tâm.
Hàng năm đều đưa nội dung này vào chương trình, kế hoạch hoạt động của địa
phương. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác luôn nêu cao trách nhiệm,
thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác… Nhờ phát huy hiệu quả các nguồn vốn tín
dụng, tỷ lệ hộ nghèo của xã Khánh Yên Hạ giảm xuống theo từng năm. Nếu năm 2014
toàn xã có gần 200 hộ nghèo, thì đến năm 2019 chỉ còn 81 hộ. Đời sống nhân dân
ngày càng được nâng lên. Đặc biệt trong năm 2017 xã Khánh Yên Hạ được công nhận
xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đạt được những thành tích to lớn đó, là có sự đóng
góp không nhỏ từ chương trình tín dụng
chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Văn Bàn.

Một số hình ảnh giao dịch của Ngân hàng Chính sách Xã
hội huyện Văn Bàn tại xã Khánh Yên Hạ
Có thể nói nguồn vốn tín
dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Văn Bàn là điểm tựa tài
chính, nguồn khởi nghiệp của người nghèo nói riêng và nhân dân xã Khánh Yên Hạ nói
chung. Góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và
an sinh xã hội tại địa phương.
Nguyễn Cúc, Trung tâm VHTT-TT