Để xây dựng được chính phủ điện tử và đô thị thông minh cần những yếu tố gì ?
Những
năm gần đây Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, xác định đây là động lực
góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện
thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, việc triển khai Chính phủ
điện tử chưa đạt được như mong muốn. Việt Nam hiện đang xếp thứ 88 trong tổng số
193 quốc gia và lãnh thổ được đánh giá, trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ ở vị
trí thứ 6.
Nguyên
nhân chủ yếu thể hiện rõ trong việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu quốc
gia, hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phục vụ phát triển Chính phủ điện
tử rất chậm so với tiến độ cần có; các hệ thống thông tin dữ liệu còn cục bộ,
chưa có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chất lượng dữ liệu
và thông tin chưa được cập nhật kịp thời, chính xác; nhiều hệ thống thông tin
đã triển khai chưa bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, mức độ tin cậy của quốc
gia trong giao dịch điện tử thấp. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn chạy
theo số lượng trong khi tỷ lệ hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến còn rất
thấp; việc giải quyết thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ công việc còn mang nặng
tính thủ công, giấy tờ. Còn những rào cản trong cơ chế đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong triển khai các dự án.
Để
xây dựng được chính phủ điện tử và đô thị thông minh thì cần rất nhiều yếu tố để
dẫn đến thành công. Tuy nhiên, đối với một tỉnh còn khó khăn về kinh tế thì trước mắt cần tập trung triển khai đồng bộ
và hiệu quả ba yếu tố chủ yếu sau:
Đầu
tiên là yếu tố con người: Sự chỉ đạo tập trung, nhất quán của lãnh đạo là động
lực để các ban ngành địa phương vào cuộc. Sự quyết tâm của người đứng đầu là một
trong những yếu tố quan trọng đầu tiên để cả hệ thống chính trị và người dân cùng
triển khai thực hiện. Chỉ khi thực hiện tốt yếu tố này thì giải pháp công nghệ
mới thực sự đi vào cuộc sống của từng người dân và phát huy hiệu quả, đem lại
giá trị đích thực các ứng dụng được triển khai.
Cùng
với yếu tố con người thì tìm giải pháp về mặt công nghệ là yếu tố không thể thiếu.
Hiện nay, Chính phủ đã và đang thiết lập các hệ thống ứng dụng tập trung vào mục
tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ quản lý điều hành. Văn phòng
Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang tích cực trong việc xây dựng Cổng dịch
vụ công quốc gia và triển khai Hệ thống thông tin một cửa điện tử kết nối Cổng
dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương; đây là hệ thống quan trọng để kết nối
Chính phủ với người dân và doanh nghiệp, thể hiện rõ nét tinh thần phục vụ của
Chính phủ. Cổng dịch vụ công quốc gia đã dần được triển khai nhất quán, đầy đủ
và thân thiện nên đã thu hút được sự tham gia của người dân, tạo niềm tin trong
chính quyền và xã hội.
Yếu tố có thể nói là then chốt và là yếu tố để tạo nên sự
thành công đó là yếu tố tài chính. Trong những năm qua, Chính phủ đã có những đầu
tư nhất định trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, các
dự án đầu tư vẫn còn phân tán chưa tạo ra được thay đổi mang tính nền tảng nhằm
xây dựng Chính phủ điện tử. Để nâng cao hiệu quả đầu tư, cần rà soát, sắp xếp lại
và huy động các nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ ưu tiên phát triển Chính
phủ điện tử, điều chỉnh cơ chế đầu tư đặc thù cho công nghệ thông tin, tăng cường
xã hội hóa để phát huy hiệu quả.
Để phát triển chính phủ điện tử và đô
thị thông minh đối với tỉnh Lào Cai sẽ còn nhiều thách thức, tuy nhiên việc giải
bài toán khó này cần phải tìm ra phương pháp đặc thù, phù hợp với điều kiện của
Tỉnh, thậm trí có thể phải xây dựng một mô hình đặc thù riêng.
Minh
Tuấn – Văn phòng HĐND&UBND