Trong những năm qua, với nhiều nỗ lực của ngành
Ngân hàng, nguồn vốn tín dụng ưu đãi không chỉ đến được đối tượng nghèo, gia
đình chính sách, người có công mà còn tạo việc làm mới cho hàng nghìn lao động
địa phương, tạo điều kiện cho hộ sản xuất kinh doanh, thanh niên khởi nghiệp
vươn lên. Trong nhiều giải pháp được triển khai thì việc duy trì hiệu quả hoạt
động của Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện, điểm giao dịch xã, công tác
ủy thác cho vay vốn thông qua các tổ chức chính trị xã hội và sự quản lý trực
tiếp của các Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn... được xem là mấu chốt trong
hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. Để nguồn vốn ưu đãi thực sự phát huy được
hiệu quả.

Khác
với mô hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách xã hội
cho vay ưu đãi chỉ thông qua tín chấp và ủy thác thông qua các tổ chức Hội,
đoàn thể và chính quyền địa phương. Người dân nhất là đối tượng nghèo không có
tài sản thế chấp vẫn được vay một nguồn vốn nhất định để phát triển kinh tế thuộc
chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo hoặc các chương
trình khác như nước sạch, vệ sinh môi trường, nhà ở, sản xuất kinh doanh... Ông Hà Văn Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện NHCSXH huyện
Văn Bàn cho biết: Hàng năm Ban đại diện hội đồng quản
trị Ngân hàng CSXH huyện đã bám sát quy chế hoạt động,
thực hiện nghiêm việc triển khai nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Ban đại diện hội đồng quản
trị cấp trên. Xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm phân bổ nguồn vốn
các chương trình cho vay; triển khai đầy đủ các chủ trương chính sách mới đến
nhân dân. Nâng cao trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt là vai trò của Chủ
tịch UBND xã với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Đồng thời
chủ động trong công tác phối hợp giữa Ngân hàng CSXH với các ngành, xã, thị
trấn trong việc kiểm tra, giám sát đối tượng vay và thực hiện trách nhiệm, nghĩa
vụ khi đã được vay vốn tại Ngân hàng CSXH. Đặc biệt chú trọng công tác kiện toàn,
tập huấn nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ vay vốn.
Nhờ quy trình hoạt động chặt chẽ đã giảm tối đa thủ tục
hành chính đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác có vốn để sản xuất kinh doanh, góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm
nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Ngân Hàng CSXH đã thực hiện cho vay
ủy thác thông qua 4 tổ chức hội đoàn thể với 16 chương trình tín dụng ưu đãi để
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn phát triển sản
xuất kinh doanh, đầu tư cho giáo dục đào tạo... Kết quả hoạt động tín dụng tính
đến tháng 6/2019 là trên 384 tỷ đồng. Trong đó vốnTW cấp hơn 344 tỷ đồng; ngân
sách tỉnh trên 1 tỷ đồng; ngân sách huyện cấp, hơn 2,3 tỷ đồng; vốn huy động
tại địa phương gần 37 tỷ đồng với 11.386 khách hàng được vay vốn. Nguồn vốn vay
đã được các hộ dân đầu tư cho phát triển chăn nuôi, giáo dục, đào tạo và sản
xuất kinh doanh, giải quyết việc làm tăng thu nhập góp phần thực hiện chương
trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Phong
trào phát triển sản xuất, chăn nuôi của nhân dân không ngừng lan rộng, ngày
càng có thêm nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt kinh tế cho thu nhập khá, trở
thành hàng hóa địa phương. Như gạo Nếp Thẳm Dương, Dần Thàng, Nạm Xây; cây ăn
quả Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ; chăn nuôi đại gia súc tại xã Dương Quỳ, Dần
Thàng; nuôi thủy sản tại xã Võ Lao, Văn Sơn... Không phải là mô hình tiêu biểu
của huyện, nhưng chị Lương thị Tuyên thôn Ba Xã xã Tân An cũng như hàng nghìn
khách hàng của Ngân Hàng Chính sách xã Hội được vay vốn hộ nghèo. Nhờ phát huy
hiệu quả đồng vốn với mô hình chăn nuôi lợn, bò sinh sản gia đình chị đã có thu
nhập thoát được nghèo năm 2016. Sau đó gia đình Chị tiếp tục được vay 100 triệu
đồng thuộc nguồn vốn thoát nghèo bền vững, giúp gia đình chị mở rộng thêm mô
hình chăn nuôi và trồng trên 3ha rừng chủ yếu là quế, mỡ. Chị Lương Thị Tuyên thôn
thôn Ba Xã xã Tân An phấn khởi chia sẻ:
Là một trong 4 tổ chức hội nhận ủy thác vốn vay với Ngân
Hàng Chính Sách Xã Hội. Đoàn Thanh niên xã Dương Quỳ đang có tổng dư nợ trên 6,4
tỷ đồng thuộc các chương trình cho vay sản xuất kinh doanh, hộ cận nghèo, nhà ở
với hơn 300 hộ vay. Số tiền ủy thác không nhỏ là trọng trách lớn trong công tác
quản lý của tổ chức hội. Do đó Đoàn xã đã thực hiện chặt chẽ các quy trình từ
xét duyệt đối tượng lưa chọn, đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, đáp ứng
nhu cầu vay vốn của các hộ chính sách, xây dựng kế hoạch kiểm tra 2 lần trên
năm, đôn đốc thu lãi, tiết kiệm trước ngày giao dịch 3 ngày, thường xuyên trao
đổi tổ trưởng tổ tiết kiệm trong công tác làm hồ sơ, trả lời vướng mắc của
người dân ... nhờ đó tỷ lệ nợ quá hạn của tổ chức Hội rất thấp; chỉ có 1 hộ với
số tiền 30 triệu đồng.
Nhờ nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng, hiện nay tại xã
Dương Quỳ đã có thêm nhiều mô hình đoàn viên thanh niên làm chủ hộ có kinh tế
khá. Như nuôi cá chép thương phẩm của anh Lương Văn Sự thôn Tông Hốc, trồng Gấc
của La Đức Lượng thôn Nà Hạch, Hộ anh Triệu Vạn Châu, Triệu Vạn Yên thôn Tùn trên
với mô hình chăn nuôi đại gia súc... Hiệu quả từ nguồn vốn ưu đãi đã góp phần giúp xã Dương Quỳ phấn đấu đạt
các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu của Ngân Hàng chính sách xã
hội luôn phấn đấu đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu
cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, phối hợp cùng các tổ
chức Hội, cấp ủy chính quyền địa phương kiểm tra, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng
mục đích có hiệu quả. Hạn chế thấp nhất tỉ lệ nợ quá hạn. Có như vậy mới phát
huy có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần cùng cả hệ thống chính
trị chung tay giúp đỡ người nghèo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm
nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Lệ
Duyên, Trung Tâm VHTT-TT