Các nguồn tài nguyên của huyện Văn Bàn
Lượt xem: 1717
​           1. Tài nguyên nhân văn và du lịch:

Toàn huyện hiện có 03 điểm di tích được xếp hạng, trong đó có 01 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia (Đền Cô Tân An), xếp hạng cấp tỉnh là (Đền Ken - xã Chiềng Ken, Khu du kích Gia Lan - Khánh Yên Thượng). Trong những năm qua các di tích này đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về kinh tế du lịch, phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa.

Hiện tại trên địa bàn huyện đã xây dựng 01 làng văn hóa ẩm thực (của đồng bào dân tộc Tày) tại tổ dân phố Mạ 2 Thị trấn Khánh yên và có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch làng bản, du lịch đường rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hoàng Liên ... hiện chưa được đầu tư khai thác như (Thác Bay - Liêm Phú, Liêm Phú - Nậm Xây,...)

2. Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất có rừng là 82.428,75 ha, gồm rừng kinh tế là 33.766,76 ha, rừng phòng hộ là 26.579,46 ha, rừng đặc dụng là 22.082,53. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng  diện tích 72.049,39 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,3%.

Ngoài diện tích rừng tự nhiên huyện còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương. 

3. Tài nguyên đất:

Bảng 1. Thực trạng sử dụng đất huyện giai đoạn 2014-2016.

Năm/ DT, ha

2014

2015

2016

DT, ha

(%)

DT, ha

(%)

DT, ha

(%)

Tổng diện tích tự nhiên

142345,52

 

142345,5

 

142345,46

 

 1. Đất nông nghiệp

109854,84

77,17

105368,6

74,02

105277,41

73,96

 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

14906,74

10,47

14875,25

14,12

15171,11

10,66

     - Đất cây hàng năm

11109,77

7,80

11107,83

74,67

11262,43

7,91

     - Đất cây lâu năm

3796,97

2,67

3767,42

33,92

3908,69

2,75

     - Đất nuôi trồng thuỷ sản

580,79

0,41

580,71

15,41

580,71

0,41

 1.2 Đất lâm nghiệp

94366,72

66,29

89912,04

15.483,12

89525,02

62,89

 2. Đất phi nông nghiệp

5127,77

3,60

5130,34

5,71

5204,02

3,66

 2.1. Đất chuyên dùng

2714,41

1,91

2717,07

52,96

2795,78

1,96

 2.2. Đất ở

636,3

0,45

636,21

23,42

636,24

0,45

 3. Đất chư­a sử dụng

27362,91

19,22

31846,54

5.005,66

31864,02

22,38

 4.  Tài nguyên khoáng sản:

Trung tâm huyện và các khu vực lân cận có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, một số mỏ có trữ lượng lớn, thuận lợi cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ.

Quặng Apatít: trên địa bàn huyện có mỏ Apatít Tam Đỉnh - Làng Phúng, trữ lượng hơn 11 triệu tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập trung tại các xã Sơn Thủy, Chiềng Ken và Văn Sơn, Võ Lao.

Mỏ Cao lanh - Felspat có trữ lượng trên 10 triệu tấn phân bố tập trung chủ yếu ở Làng Giàng.

Quặng sắt: Trữ lượng trên 60 triệu tấn, phân bố tại khu vực thôn Khe Lếch, Khe Hồng, Khe Phàn, xã Sơn Thủy và Làng Vinh, xã Võ Lao.

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện gồm có đá vôi, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, suối Chăn và suối Nhù.

5. Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu sau: nguồn nước suối Nậm Mu, suối Nậm Khóa, suối Nậm Xây Nọi, suối Nậm Chày, suối Chút, suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Dạng, suối Nậm Mả, suối Nậm Tha,...và khe nhỏ khác trên toàn huyện.

 Mật độ sông suối trên địa bàn huyện là 948 km/km2. Chiều dài Sông Hồng chảy trên địa bàn huyện là 21 km.

Nước ngầm: Sự phân bố nước ngầm trên địa bàn huyện tương đối đều. Trữ lượng nước ngầm trên toàn địa bàn huyện chưa được đánh giá cụ thể và chất lượng nước ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt.

Nguồn nước cấp cho huyện hiện tại lấy từ khe suối núi Gia Lan. Do tính chất của hệ thống cấp nước huyện dùng nguồn nước mặt là nguồn chính nên vấn đề bảo vệ nguồn nước mặt cần quan tâm bảo vệ.

 

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner