Phong Tục đón Tết Của Người Dao Dần Thàng
Lượt xem: 451
Hàng năm cứ đến độ xuân về hoa đào nở hồng bên sườn đồi, hoa mận nở trắng trong vườn cũng là lúc người Dao đỏ xã Dần Thàng tạm gác lại mọi công việc sản xuất để chuẩn bị vui tết, đón xuân. Người Dao đỏ vốn có bản sắc văn hoá riêng biệt và độc đáo, mang nhiều nét đặc trưng cho đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc mình.

Xã Dần Thàng được tách ra từ xã Thẩm Dương vào năm 1986 gồm 5 thôn bản có hơn 160 hộ, trên 800 khẩu cuộc sống vất vả, phong tục tập quán còn lạc hậu dân trí không đồng đều, qua quá trình phấn đấu vươn lên theo thời gian Dần Thàng ngày một thay da đổi thịt khinh tết phát triển cuộc sống người dân dần dần ổn định, đến nay xã Dần Thàng đã phát triển lên 297 hộ, 1.670 nhân khẩu sống ở 7 thôn bản đặc biệt 100% là dân tộc Dao đỏ cùng chung sống.

Từ bao đời nay dân tộc Dao nói chung đều quen sống ở trên sườn núi cao nơi có khe suối chảy qua thuận tiện cho việc khai hoang ruộng nước, bãi đất chống để làm nương rãy dân tộc Dao thường sống cố định không di cư, trong đó phải nói đến dân tộc Dao đỏ xã Dần Thàng sinh sống ở vùng núi cao hẻo lánh, khí hậu khắc nhiệt  hơn so với các xã vùng thấp, dân cư sống rải rác không tập trung giao thông đi lại còn khó khăn cuộc sống chủ yếu là trồng lúa nước và làm nương rẫy, kinh tế tự cung tự cấp là chính.

Cũng như bao dân tộc khác để chuẩn bị cho ngày tết ngay từ giữa năm mỗi gia đình đều chọn ra một con lợn nuôi vỗ béo , nuôi thêm mấy con gà sống thiến, măng, mộc nhĩ  lương thực, thực phẩm được chuẩn bị rất chu đáo. Việc chuẩn bị củi, đóm cũng là một phần  rất quan trọng đối với người Dao, vào tháng cuối năm  họ vào rừng lựa chọn những cây củi to, chắc, dễ cháy,  những tầu lá dong to cũng được chuẩn bị xếp gọn, khác với những ngày thường khắp bản nhộn nhịp hẳn lên sáng đến mọi người tấp nập xuống trợ để mua sắp quần áo mới cho con trẻ và người già, còn các cô thiếu nữ dành nhiều thời gian cho việc thêu thùa những nét hoa văn để trang trí cho bộ quần áo mới của mình sặc sỡ hơn đẻ kịp diện trong mấy ngày tết.

Người Dao Dần Thàng đón tết cổ truyền theo âm lịch, tết cũng là dịp để các thành viên trong gia đình nghỉ ngơi, sum họp sau một năm lao động vất vả, người Dao cũng có tục cúng ông công, ông táo như người Khinh, nhưng không cúng vào ngày 23 tháng trạp mà làm chung với lễ cúng tất niên, những ngày này cả gia đình đều tập chung vào dọn dẹp nhà cửa và lau dọn bàn thờ tổ tiên, với quan niệm quét đi những điều không may mắn của năm cũ để đón một năm mới thuận lợi hơn, mọi việc quét dọn trang trí, bầy mâm ngũ quả phải xong trước ngày 30 tết.

Theo phong tục của người Dao từ ngày 25 đến ngày 30 tết mỗi gia đình tự tìm lấy ngày tốt để mổ lợn và cũng tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình mổ lợn to hay lợn nhỏ, có điều không giống với nhiều dân tộc khác ở chỗ nếu gia đình nào mổ lợn to từ 90 kg trở lên thì mời cả bản đến ăn tết cùng nó thể hiện tình đoàn kết của dân tộc, ngày mổ lợn cũng là ngày cúng tổ tiên, người Dao không tự làm lễ mà mời thầy cúng hoặc người lớn tuổi có uy tín trong cộng đồng, trước sự có mặt đông đủ của các thành viên trong gia đình thầy cúng làm lễ giải hạn để xua đi những điều rủi ro không may mắn trong năm cũ và mời tổ tiên và những người thân đã khuất về ăn tết với gia đình, cầu xin tổ tiên phù hộ cho mọi người được khoẻ mạnh không ốm đau, cầu cho mọi sự may mắn và sự bình an đến với mọi người, cầu cho mưa thuận gió hoà mùa màng bội thu, chăn nuôi trâu bò, lợn gà phát triển, sau khi mổ lợn cả nhà tập trung vào gói bánh trưng chất liệu gạo nếp,đỗ ,thịt lợn song gạo nếp được ngâm vào nước tro của một loại cây chuyên làm bánh đó là cây lúc lắc phơi khô đốt thành than rồi giã nhỏ lọc sạch, bánh bóc ra có mầu đen thẫm mùi vị rất thơm và ngon. Ngoài bánh trưng ra còn một loại bánh không thể thiếu được đó là bánh dậm vì bánh trưng và bánh dậm được bầy trên mâm ngũ quả.

Với người Dao sau bữa cơm tất niên, mọi người trong gia đình đều phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước đun với lá và rễ cây thuốc, rồi mặc những bộ trang phục truyền thống mới và đẹp nhất để đợi đón giao thừa, trước đây chưa có đồng hồ nên người Dao thường lấy tiếng gà gáy sang canh làm thời điểm đón giao thừa, còn đêm giao thừa thì khác với người kinh ở chỗ là không đi hái lộc cầu may, trái lại người Dao đỏ không ra khỏi nhà mà cả gia đình ngồi quây quần bên nhau đón chờ khoảng khắc giao thừa. Sáng mùng một tết cả gia đình chuẩn bị bữa cơm tươm tất để đón ông, bà bố mẹ đến ăn tết sau đó mới giành thời gian đi thăm hỏi chúc tết anh em trong dòng tộc và hàng xóm, sang ngày mùng 2 mùng 3 mới đi chúc tết bạn bè gần xa, ngày khai xuân từ già trẻ trai gái nô nức kéo nhau về nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng nơi đây thường là một khu đất rộng thường được tổ chức lễ hội, tại đây người cao tuổi cùng nhau ôn lại truyền thống bản sắc văn hoá của dân tộc mình, các cô gái chàng trai hát giao duyên hẹn hò nhau qua những lời tỏ tình, cũng từ những buổi đi chơi xuân như thế này mà nhiều đôi đã thành vợ thành chồng.

Trước đây người Dao thường ăn tết kéo dài đến 15 ngày, nhưng đến nay thực hiện nếp sống văn hoá mới nên bà con chỉ tập trung ăn tết từ 3 đến 5 ngày, đến ngày 4 mùng 5 tết người Dao thường làm mâm cỗ thắp hương cúng, đốt tiền vàng để kết thúc những ngày vui chơi, bước vào mùa xuân mới, bà con trong thôn bản phấn khởi tiếp tục bắt tay vào lao động sản xuất tràn đầy niềm tin vào một năm mới gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, mùa màng bội thu bội thu.

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner