Các giải pháp cụ thể để đưa xã Làng Giàng về đích nông thôn mới năm 2018
Lượt xem: 328

Đến hết năm 2017 trên địa bàn xã Làng Giàng đã đạt được 13 tiêu chí đó là các tiêu chí: Quy hoạch - TC 1; Thủy Lợi - TC3; Điện - TC4; Trường học - TC5; Cơ sở vật chất văn hóa - TC số 6; Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn - TC7; Thông tin TT - TC 8; Lao động có việc làm - TC12; Tổ chức SX - TC 13; Giáo dục - TC 14; Y tế - TC 15; Văn hóa - TC 16; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật - TC số 18. Để hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới, trong năm 2018 xã Làng Giàng phải thực hiện phấn đấu đạt 06 tiêu chí: Giao thông - TC 2; Nhà ở dân cư - TC9; Thu nhập - TC 10; Hộ Nghèo - TC 11; Môi trường và ATTP - TC 17; Quốc phòng và An ninh - TC 19. Do đó cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và các cá nhân từ huyện đến cơ sở triển khai thực hiện hoàn thành các tiêu chí với các giải pháp cụ thể:

Về công tác tuyên truyền, vận động

Cấp ủy, chính quyền tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trong xã phấn đấu xây dựng NTM. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến kinh nghiệm về XDNTM trên thông tin đại chúng để nhân dân học tập làm theo. Phát động phong trào thi đua chung sức XDNTM trong cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân các dân tộc trong xã, tạo không khí sôi nổi, thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch đề ra. Kịp thời phát hiện và nêu gương các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu để tuyên truyền nhân rộng; quan tâm phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực của người dân trong xây dựng NTM.

Về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân

Trồng trọt: Phấn đấu thực hiện gieo trồng hết diện tích các cây lương thực  theo kế hoạch giao trong khung thời vụ cho phép, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, chất lượng và sản lượng. Tập trung phát triển các cây trồng hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao. Tích cực ứng dụng công nghệ cao và quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Chăn nuôi: Tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư phát triển chăn nuôi (đầu tư chuồng trại, mua con giống); tập trung vào phát triển đàn trâu, đàn lợn đen bản địa, gà bản địa, thủy cầm, góp phần tăng nguồn cung các sản phẩm thịt thương phẩm, trứng ra thị trường; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Lâm nghiệp: Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; phát triển các cây lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, tạo thu nhập cho người dân.

Nghề truyền thống: Duy trì và phát triển nghề truyền thống, chủ động thay đổi mẫu mã, đa dạng các mặt hàng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, góp phần chuyển dịch lao động, tăng thu nhập cho người dân.

Phát triển dịch vụ thương mại: Cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, thu mua nông sản, bán hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt của người dân, cung ứng dịch vụ xây dựng và xây dựng công trình dân dụng; các dịch vụ cơ khí và sửa chữa máy móc, nông cụ.

Giải pháp về nguồn vốn và cơ chế huy động

Nguồn vốn thực hiện chương trình: Vốn từ ngân sách nhà nước; Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hình thức kinh tế khác; Vốn huy động đóng góp trong cộng đồng dân cư.

Cơ chế huy động thực hiện lồng ghép các nguồn vốn: Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn: Chương trình 135, tạo việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; phòng, chống tội phạm;... Vốn chương trình NTM bố trí thực hiện các hạng mục ngoài sự huy động xã hội hóa, các công trình đầu tư với số vốn lớn thuộc phần Nhà nước hỗ trợ. Tích cực huy động xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn

Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ cán bộ của xã. Phát huy vai trò trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị - xã hội từ xã xuống thôn bản; coi trọng tính đầu tầu gương mẫu của cán bộ đảng viên, già làng, trưởng bản và người có uy tín trong dân cư. Củng cố an ninh, quốc phòng đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách nông thôn mới, Ban chỉ đạo NTM các xã và Ban phát triển các thôn. Tổ chức thăm quan, học hỏi các mô hình nông thôn mới điển hình, tiêu biểu cho các cán bộ và thành viên Ban chỉ đạo, ban phát triển thôn thực hiện chương trình.

Công tác phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện

Thành lập tổ giúp việc của BCĐ huyện, UBND huyện trực tiếp giúp đỡ xã trong từng phần công việc để triển khai thực hiện. Phân công thành viên BCĐ huyện, cơ quan có đủ điều kiện trực tiếp phụ trách, giúp đỡ xã thực hiện xây dựng NTM tại xã để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các tiêu chí đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra. Phân công các cơ quan chuyên môn của huyện trực tiếp phụ trách từng thôn bản của xã để chỉ đạo triển khai thực hiện và có trách nhiệm với phần việc của từng thôn bản.

Vương Thị Thảo - VP HĐND&UBND huyện

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner