Huyện Văn Bàn lịch sử hình thành, dân cư, văn hóa đặc trưng.
Lượt xem: 3574

Lịch sử hình thành.

Thời kỳ Hồng Bàng là thời kỳ đấu tranh hình thành bộ tộc và hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam. Các tộc việt cổ đã hình thành 2879 trước công nguyên, tạo lên liên minh Bách Việt thuộc vương triều Kinh Dương Vương. Tiếp sau Kinh Dương Vương truyền ngôi cho cong trai là Lạc Long Quân. Đến thời xuân thu chiến quốc liên minh Bách Việt bị tan rã. Con trai đầu Lạc Long Quân là tù trưởng bộ lạc Văn Lang cộng đồng người Lạc Việt, bộ lạc mạnh nhất trong Bách Việt, Ông đã tách cộng đồng người Lạc Việt hình thành nhà nước, lấy quốc hiệu là Văn Lang, nhà nước đầu tiên của Việt Nam, hiệu là Hùng Vương. Nhà nước Hùng Vương rất đơn sơ mang đậm dấu ấn bộ lạc - công xã tồn tại 2622 năm kể từ năm 2879 TCN đến năm 258TCN. Các thế hệ vương triều đều lấy hiệu Hùng Vương, bao gồm 18 chi, 180 thế hệ nhà vua.  Theo "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" thì nước Văn Lang được phân thành 15 bộ, địa phận huyện Văn Bàn ngày nay, thời đó thuộc bộ Tân Hưng. Như vậy địa phận huyện Văn Bàn ngày nay nằm trong bản đồ của nhà nước Văn Lang, nhà nước khởi đầu của đất nước Việt Nam.  

Thục Phán thôn tính Văn Lang, sáp nhập nước Văn Lang và nước Thục (thuộc cộng đồng người Âu Việt) năm 528 TCN, lấy quốc hiệu là Âu Lạc và Ông lấy hiệu là An Dương Vương. Hệ thống hành chính địa phương nước Âu Lạc, An Dương Vương chia thành 17 bộ lạc. Vùng đất huyện Văn Bàn ngày nay thuộc bộ lạc Tây Vu.

Thời kỳ Bắc thuộc lần I từ năm 207 TCN đến năm 40 sau công nguyên, Triệu Đà thôn tính được Âu Lạc, địa phận nước Âu Lạc gọi là Nam Việt.  Triệu Đà phân chia Nam Việt làm hai quận là quận Giao Chỉ và quận Cửu Chân, bên dưới cấp quận không có đơn vị hành chính khác. Vùng đất huyện Văn Bàn nay, thời đó thuộc quận Giao Chỉ. Đến thời Nhà Hán đánh chiếm Nam Việt từ năm 111 TCN, chia lãnh thổ Nam Việt làm 6 quận. Địa phận đất huyện Văn Bàn nay, bấy giờ thuộc quận Giao Chỉ.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, đất nước Âu Lạc thoát khỏi sự đô hộ của Nhà Hán và tồn tại được ba năm (40-43), trong khoàng thời gian ngắn ngủi Trưng Trắc chưa kịp sắp xếp lại hệ thống hành chính. Địa phận đất huyện Văn Bàn nay, lúc đó thuộc quận Giao Chỉ.

Thời Bắc thuộc lần 2 (43- 541), hành chính Việt Nam phản ánh những biến động về địa giới hành chính diễn ra từ năm 43 đến năm 541, qua 7 triều đại phong kiến phương Bắc: Đông HánĐông NgôTào NgụyTấnLưu TốngNam TềLương:

           - Thời Đông Hán, lãnh thổ Việt Nam hiện nay thuộc bộ Giao Chỉ - gồm 9 quận, tức là lãnh thổ nước Nam Việt cũ cộng thêm đất 3 quận Đạm Nhĩ, Chu Nhai và Nhật Nam. Cuối thời Hán đổi gọi bộ Giao Chỉ thành Giao Châu có tâm thế như các châu của Trung Quốc lúc đó. Địa phận đất huyện Văn Bàn nay, lúc bấy giờ thuộc quận Giao Chỉ, bộ Giao Chỉ (sau là Giao Châu).

           - Từ cuối thời Tam Quốc, Đông Ngô cắt đất phía bắc ra khỏi Giao Châu để lập ra Quảng Châu, đổi tên quận Giao Chỉ thành quận Tân Hưng sau đổi thành quận Tân Xương thuộc Giao Châu. Địa phận đất huyện Văn Bàn nay thuộc quận Tân Xương, Giao Châu.

           - Sang thời Lương có đặt thêm nhiều châu nhỏ do chính sách điều chỉnh địa giới hành chính của Lương Vũ Đế. Địa phận khu vực Tây Bắc của Việt Nam ngày nay, lúc đó hình thành các châu nhỏ ki mi tức các châu chịu sự ràng buộc cấp trên rất lỏng lẻo, chủ yếu tự quản. Địa phận đất huyện Văn Bàn ngày nay, thời đó thuộc châu ki mi Chu Quý. Châu Chu Quý địa giới bên tả ngạn sông Hồng tính từ ngòi Khay xã Lâm Giang, bên hữu ngạn sông Hồng tính từ ngòi Hút xã Đông An  huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ngày nay ngược lên biên giới Việt Trung. Ranh giới địa phận phía Tây là đường phân thủy của dải Hoàng liên, phía đông là đường phân thủy của dải Con Voi.

          Thời Tiền Lý và Triệu Việt Vương từ năm 541 kết thúc năm 602, cùng sự tồn tại của nước Vạn Xuân. Sau khi đánh đuổi quân Lương về nước và đánh tan quân Lâm Ấp xâm lấn ở phía nam, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tiền Lý tự xưng là Nam Việt Đế, đặt niên hiệu Thiên Đức, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân. Nhà Tiền Lý cơ bản kế thừa các cơ sở hành chính của nhà Lương, không có sự xáo trộn, sắp đặt mới. Địa phận đất huyện Văn Bàn nay, lúc đó thuộc châu Chu Quý.

          Thời kỳ  Bắc thuộc lần 3 phản ánh bộ máy cai trị tại Việt Nam của hai triều đại phương Bắc là nhà Tùy và nhà Đường từ năm 602 đến năm 905:

          - Năm 602, Vạn Xuân hoàn toàn nằm trong quyền cai trị của nhà Tùy. Nhà Tùy gộp hết các huyện của quận Giao Chỉ thời Bắc thuộc lần 2 làm 2 huyện Giao Chỉ và Long Uyên, lệ thuộc vào Giao Châu. Địa phận đất Văn Bàn ngày nay, lúc bấy giờ trong huyện Giao Chỉ, thuộc Giao Châu.

          - Sang thời Tùy Dạng Đế, năm 607 lại đổi châu thành quận. Các quận đều thuộc chính quyền trung ương. Địa phận đất Văn Bàn ngày nay, lúc bấy giờ thuộc đất huyện Giao Chỉ, quận Giao Châu.

          - Sang thời nhà Đường, năm 621- 622 Đường Cao Tổ phỏng theo các quận thời Tùy, nhưng dưới các quận không phải là huyện mà đặt nhiều châu nhỏ. Trong châu nhỏ lại có các huyện nhỏ hơn. Thời kỳ này khá ngắn, chỉ kéo dài khoảng 5-6 năm.

          - Năm 627Đường Thái Tông lên ngôi chỉnh lại, gọi các quận thời Đường (cũng là các quận thời Tùy) bằng tên châu lớn, trong châu lớn có các huyện. Về cơ bản là thay đổi gọi đơn vị hành chính lớn nhất dưới "Đô hộ phủ" từ "quận" thành "châu". Địa phận đất Văn Bàn ngày nay, lúc đó trong huyện Giao Chỉ, thuộc Giao Châu.

          - Năm 679, Đường Cao Tông đổi gọi Giao Châu là An Nam đô hộ phủ.

          - Năm 742Đường Huyền Tông lại đổi các châu gọi là quận, nhưng với nhiều tên mới hoàn toàn, một số dùng lại tên quận thời Tùy. Các huyện trong các quận vẫn như cũ. Vùng đất Văn Bàn lúc đó thuộc huyện Giao Chỉ quận Giao Chỉ.

          - Năm 757Đường Túc Tông đổi An Nam đô hộ phủ gọi là Trấn Nam đô hộ phủ. Đường Đại Tông đổi lại tên cũ là An Nam đô hộ phủ, đổi quận thành châu vào năm 766. Vùng đất Văn Bàn lúc đó thuộc huyện Giao Chỉ, Giao Châu.

          - Năm 866Đường Ý Tông thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân. Đối với các bộ lạc vùng núi xa xôi phía bắc Bắc bộ Việt Nam hiện nay, nhà Đường không đặt châu quận cai quản trực tiếp mà đặt các phủ, châu ki mi, do các tù trưởng cai quản bộ lạc của mình. Tại An Nam đô hộ phủ có tới 41 châu ki mi, như vùng Quy Hóa (thuộc vùng đất Yên BáiLào Cai nay), thượng du sông Đà, châu Bình Nguyên ở Hà GiangTuyên QuangLạng Sơn hiện nay. Địa phận huyện Văn Bàn ngày nay, lúc đó thuộc châu ki mi Chu Quý.

          Thời tự chủ, địa phận đất huyện Văn Bàn nay, lúc đó thuộc châu ki mi Chu Quý như thời Đường.

Thời Nhà Ngô, tuy đại thắng quân Nam Hán ở trận Bạch Đằng nhưng lãnh thổ mà nhà Ngô quản lý chỉ còn 8 châu (so với 12 châu thời Tự chủ). Giai đoạn này, địa phận huyện Văn Bàn vẫn trong sự quản lý của Nam Hán, thuộc trong châu ki mi Chu Quý.

Thời Nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt từ năm 968 đến năm 979 hành chính địa phương gồm 10 Đạo, trong đó Đạo Lâm Tây bao gồm các châu ki mi vùng Tây Bắc nay. Địa phận đất huyện Văn Bàn lúc bấy giờ thuộc châu Chu Quý trực thuộc Đạo Lâm Tây. Hệ thống hành chính cấp dưới được kế tục từ thời họ Khúchọ Dương và họ Ngô gồm có giáp, xã.

Thời Tiền Lê  từ năm 980 đến năm 1009, lãnh thổ nhà Tiền Lê kế tục nhà Ngô và Đinh nằm trên 8 châu thời thuộc Đường là Giao, Lục, Phong, Ái, Hoan, Phúc Lộc, Trường, Diễn. Địa phận huyện Văn Bàn thuộc châu Chu Quý vẫn thuộc Nam Hán quản lý.

Thời Lý, nước Đại Việt thời nhà Lý (1009-1225), chế độ hành chính của Đại Việt thời nhà Lý bao gồm 5 cấp, trong đó có 4 cấp địa phương, cao nhất là 24 phủ, lộ, đạo, châu, trại. Dưới phủ, lộ, châu, trại, đạo là huyện, hương, phường,  tiếp dưới là giáp, dưới giáp chia thành các thôn, bản. Theo sách "Hưng hóa ký lược" của Phạm Thận Duật và sách "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn địa phận huyện Văn Bàn ngày nay, lúc bấy giờ thuộc huyện Chu Quý đât Châu Đăng.

Từ thời Nhà Đinh hệ thống hành chính địa phương dưới cấp châu có giáp, dưới giáp có các xã (xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất). Tại châu Chu Quý có xã Văn Bàn, châu lỵ châu Chu Quý đặt tại xã Văn Bàn. Theo "Đại Nam nhất thống chí"  xã Văn Bàn là xã phía nam của châu Chu Quý, xã Văn Bàn nằm hai bên sông Hồng, phía nam ranh giới bên tả ngạn sông Hồng là ngòi Khay (thuộc xã Lâm Giang huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái hiện nay), bên hữu ngạn sông Hồng là ngòi Hút (xã Đông An huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái nay); ranh gới phía bắc bên hữu ngạn sông Hồng là ngòi Gia (tức ngòi Bo xã Gia Phú huyện Bảo Thắng nay), bên tả ngạn sông Hổng là suối Lư (nay là suối Lu huyện Bảo Thắng), ranh giới phía đông là đường phân thủy dãy Con Voi.

Thời Nhà Trần, nước Đại Việt, sau khi giành được ngôi vị, nhà Trần đã phân chia lại Đại Việt thành 12 lộ thay vì 24 phủ, lộ, châu, trại, đạo thời Lý. Bộ máy hành chính được củng cố theo hướng tăng tính tập quyền quan liêu. Năm 1397, Thái sư Hồ Quý Ly giúp vua Trần Thuận Tông sắp xếp cả nước có 24 đơn vị hành chính địa phương cao nhất. Cấp địa phương cao nhất gồm lộ, trấn, phủ. Huyện Văn Bàn và huyện Thùy Vĩ (địa phận thành phố Lào Cai ngày nay) trên cơ sở tách từ châu Chu Quý. Huyện Văn Bàn, huyện Thùy Vĩ cùng huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái ) thuộc Châu Quy Hóa, Trấn Thiên Hưng. Huyện Văn Bàn chính thức có tên trong hệ thống hành chính quốc gia Việt Nam từ thời nhà Trần. Huyện Văn Bàn trên cơ sở xã Văn Bàn mở rộng về phía tây đến đường phân thủy của dải Hoàng liên, về phía đông đến đường phân thủy dải Con Voi. Ranh giới phía nam và phía bắc là địa phận các con ngòi, con suối ranh giới của xã Văn Bàn. Tức là ranh giới phía nam là ngòi Hút, ngòi Khay, ranh giới phía bắc là ngòi Gia (ngòi Bo xã Gia Phú huyện Bảo Thắng), suối Lu (xã Lu huyện Bảo Thắng). Cũng chính từ đó là lý do tên huyện Văn Bàn đã sử dụng tên của xã Văn Bàn. Dưới châu, huyện là cấp giáp, đến thời Trần Nhân Tông thì đổi gọi là hương. Dưới hương là cấp xã, dưới xã còn có các thôn, làng, bản. Nhưng thôn, làng, bản không phải đơn vị hành chính cơ sở do triều đình trực tiếp quản lý, mà được giao cho các xã quan. Tại huyện Văn Bàn, bao gồm: hương Vũ Lao bao gồm xã Xuân Giao, xã Phú Nhuận, xã Vũ Lao, xã Kế Dương; hương Khánh An vùng đất có Trấn Bảo Hà cửa quan thứ hai chặn sự tiến quan đường thủy của giặc phương Bắc, vị trí quan trọng đến sự bình an vừng chắc đối với quốc gia, hương Khánh An bao gồm xã Khánh Yên, xã Văn Bàn thuộc châu Chu Quý.

Nhà trần đã tách xã Văn Bàn thành lập các xã: xã Châu Quý sau khảo dị thành xã Châu Quế (nay là xã Đông An, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng); xã Khau Bàn sau khảo dị thành xã Khảo Bàn (nay là xã Lâm Giang, Lang Thíp huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái và xã Bảo Hà, xã Kim Sơn huyện Bảo Yên. Khau Bàn theo tiếng Tày là đèo thuộc xã Văn Bàn cửa ngõ liên thông huyện Văn Bàn và huyện Lục Yên qua dãy Con Voi, đèo còn tên gọi khác theo nghĩa Hán – Việt là đèo Mã Yên); lập trại Khánh An (nay thuộc địa phận xã Tân An, xã Tân thượng huyện Văn Bàn) là địa phận lập thiết chế quân sự trong đó duy trì Bảo Trấn Hà (đồn luỹ chốt giữ dòng sông Hồng, nằm hai bên bờ sông, một bên thuộc trại Khánh An và một bên thuộc xã Khảo Bàn) trấn giữ kiểm soát đánh chặn sự tiến quân của giặc phuơng Bắc trong thời chiến và thu thế giao thương trong thời bình; phần đất còn lại của xã Văn Bàn châu Chu Quý là xã Văn Bàn huyện Văn Bàn. Như vậy huyện Văn Bàn có các xã Xuân Giao, xã Phú Nhuận, xã Vũ Lao, xã Kế Dương, xã Khánh Yên, xã Văn Bàn, xã Châu Quế, xã Khảo Bàn, trại Khánh An.

 Thời Nhà Hồ trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương nước Đại Ngu từ năm 1400 đến năm 1407.Từ khi Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất (1394), Hồ Quý Ly với thực quyền trong tay bắt đầu thực hiện những thay đổi trong quan chế, bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, tác động chủ yếu của Hồ Quý Ly là vào chính quyền địa phương, còn chính quyền trung ương về cơ bản vẫn thừa kế cơ cấu của nhà Trần.

Phủ, lộ, trấn là cấp hành chính địa phương cao nhất của nước Đại Ngu, Cả nước có 24 đơn vị hành chính là phủ, lộ, trấn.Dưới lộ, phủ, trấn là châu, huyện. Huyện Văn Bàn thuộc châu Quy Hóa, trấn Thiên Hưng. Dưới châu, huyện là hương, dưới hương là xã (đơn vị hành chính nhỏ nhất).

Thời kỳ Bắc thuộc lần 4 của Việt Nam kéo dài 20 năm. Năm 1406nhà Minh dùng chiêu bài "phù Trần diệt Hồ" để mang quân sang xâm lược nước Đại Ngu. Nhà Hồ nhanh chóng thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1407. Nước Đại Ngu bị tiêu diệt và bị sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, gọi là quận Giao Chỉ. Phần lớn các đơn vị hành chính thời thuộc Minh được đặt vào giữa năm 1407 . Nhiều phủ, châu, huyện được đổi tên trong thời gian này, số còn lại giữ nguyên. Huyện Văn Bàn thuộc Châu Quy Hóa, Trấn Thiên Hưng, quận Giao Chỉ.

Đánh đuổi giặc Minh, năm 1428Lê Lợi lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, chia đất nước thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (đều ở vùng Bắc bộ) và Hải Tây (từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, dưới trấn là lộ, dưới lộ là châu và huyện, cấp hành chính địa phương thấp nhất là . Các xã huyện Văn Bàn vẫn ổn đình như thời Nhà Trần.

Đến năm Quang Thuận thứ 5 (1464) thời vua Lê Thánh TôngĐại Việt được chia thành 1 phủ và 12 đạo "thừa tuyên". Huyện Văn Bàn thuộc lộ Quy Hóa, Trấn Thiên Hưng, đạo thừa tuyên thừa tuyên Tây;

Đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông phân chia thành 12 đạo thừa tuyên, đổi lộ thành phủ, đổi trấn làm châu. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) vua Lê Thanh Tông định lại bản đồ cả nước.  Huyện Văn Bàn được đổi thành Châu Văn Bàn thuộc phủ Quy Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa.

Đến năm Hồng Đức  thứ 31 (1490) đạo thừa tuyên Hưng Hóa đổi thành xứ Hưng Hóa. Châu Văn Bàn thuộc phủ Quy Hóa xứ Hưng Hóa.

 Giai đoạn  Hồng Thuận (1509-1516), Lê Uy Mục đổi xứ Hưng Hóa thành trấn Hưng Hóa và duy trì trong giai đoạn Lê Tương Dực (1516-1527).  Châu Văn Bàn thuộc phủ Quy Hóa, trấn Hưng Hóa.

Thời Lê, châu Văn Bàn có 8 động và 01 trại: Động Văn Bàn, động Xuân Giao, động Khánh Yên, động Châu Quế, động Khảo Bàn, động Vũ Lao, động Kế Dương, động Phú Nhuận, trại Khánh An như thời Nhà Trần chỉ khác là đổi xã thành động. Châu lỵ Văn Bàn đặt vẫn đặt tại Bảo Trấn Hà, thuộc địa phận động Khảo Bàn.

Thời Nam Bắc triều từ năm 1527 đến năm1592, phản ánh bộ máy chính quyền trung ương tới địa phương của hai triều đình -Mạc  trong lịch sử Việt Nam. Khu vực Bắc Bộ hiện nay, lúc đó thuộc sự quản lý của nhà Mạc. Các đơn vị hành chính thời Mạc cơ bản vẫn giữ như thời Lê sơ, ngoài kinh đô Thăng Long, có đổi các trấn đơn vị hành chính địa phương cao nhất là đạo. Dưới đạo là phủ, dưới phủ là huyện hoặc châu, dưới châu có tổng, dưới tổng là xã (cấp hành chính cơ sở), dưới xã là thôn, làng, bản (thôn, làng, bản không phải là cấp hành chính). Châu Văn Bàn thuộc Phủ Quy Hóa, Đạo Hưng Hóa. Tại Châu Văn Bàn có hai tổng là tổng Vũ Lao và tổng Khánh An.

+ Tổng Vũ Lao gồm: Động Văn Bàn, động Xuân Giao, động Vũ Lao, động Kế Dương, động Phú Nhuận.

+ Tổng Khánh An bao gồm: Động Khảo Bàn, động Châu Quế, động Khánh Yên, trại Khánh An.

          Giai đoạn nam bắc triều Trịnh - Nguyễn phân tranh, cơ bản về hệ thống hành chính vẫn giữ nguyên thời Lê Sơ.

          Thời Tây Sơn (1786-1802), trừ Xứ Sơn Nam và Thanh Hóa tách làm hai, các xứ, trấn khác đều giữ nguyên như thời Hậu Lê. Mỗi xứ (trấn) chia làm nhiều phủ, mỗi phủ chia làm nhiều huyện, mỗi huyện chia làm nhiều tổng, mỗi tổng chia làm nhiều xã, mỗi xã lại chia nhiều thôn. Châu Văn Bàn thuộc Phủ Quy Hóa, Đạo Hưng Hóa. Tại Châu Văn Bàn có hai tổng là tổng Vũ Lao và tổng Khánh An, các xã, trại giữ nguyên như thời Lê Sơ.

Hành chính Việt Nam thời Nguyễn phản ánh bộ máy cai trị từ trung ương tới địa phương của chính quyền nhà Nguyễn trong thời kỳ độc lập (1802-1884).

Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19" viết vào năm (1810-1813) thời Gia Long, trên địa bàn châu Văn Bàn có ghi: Châu Văn Bàn có 8 động, 01trại, gồm: Động Văn Bàn, động Xuân Giao, động Khánh An, động Châu Quế, động Khảo Bàn, động Vũ Lao, động Kế Dương, động Phú Nhuận, trại Khánh An.

Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831-1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh và đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính "tỉnh" xuất hiện ở Việt Nam. Cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính địa phương cao nhất gồm Phủ Thừa Thiên (còn gọi là Quảng Đức) là trung tâm và 30 tỉnh. Tỉnh Hưng Hóa, nay là đất các tỉnh Phú ThọHòa BìnhSơn LaĐiện BiênLai ChâuLào CaiYên Bái. Dưới tỉnh là phủ hoặc huyện hoặc châu tiếp đến  tổng, dưới tổng là xã. Châu Văn Bản thuộc tỉnh Hưng Hóa, có 2 tổng, 8 xã và 1 trại: Tổng Khánh An gồm xã Khánh Yên, xã Châu Quế, xã Khảo Bàn,  trại Khánh An; tổng Vũ Lao gồm xã Vũ Lao, xã Xuân Giao, xã Văn Bàn, xã Phú Nhuận, xã Kế Dương .

Đến thời vua Đồng Khánh (1885-1888), nhà vua cho xây dựng bộ sách "Đồng Khánh địa dư chí". Đây là bộ sách đồ sộ, trong đó có đơn vị hành chính châu Văn Bàn. Trong bộ sách nêu: Châu Văn Bàn gồm 2 tổng, 6 xã, 1 trại. Trong đó là tổng Vũ Lao gồm xã Vũ Lao, xã Văn Bàn, xã Xuân Giao (xã Xuân Giao bao gồm cả xã Nhú Nhuận trước đó) và tổng Khánh An gồm xã Khánh Yên, xã Khảo Bàn, xã Châu Quế, trại Khánh An. Châu Chiêu Tấn gồm tổng Dương Quỳ và tổng Phong Thổ, tổng Bình Lư. Tổng Dương Quỳ là địa danh của xã Kế Dương của châu Văn Bàn của thời Minh Mạng, xã Kế Dương được chia tách thành xã Dương Quỳ (xã Dương Quỳ, xã Thẳm Dương, xã Dần Thàng, xã Nậm Chầy và phần đất bên tả ngạn ngòi Chút xã Hòa Mạc ngày nay) và xã Man Nương sau do phát âm đã dị bản chuyển thành xã Minh Lương (là xã Minh Lương, xã Nậm Xé, xã Nậm Xây ngày nay).

Thời kỳ Pháp thuộc, năm 1886 thực dân Pháp chiếm đóng hoàn toàn vùng đất tỉnh Hưng Hóa. Từ năm 1886, dưới sự áp bức nô dịch của Pháp. Phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại ách nô dịch của Pháp mạnh mẽ, cộng với tính phức tạp của vùng biên giới. Nên thực dân Pháp trong thời gian đô hộ tại tỉnh Hưng Hóa chúng thay đổi các đơn vị hành chính và duy trì chế độ quân quản trong suốt hơn 20 năm.

Sau khi chiếm đóng hoàn toàn tỉnh Hưng Hóa vào năm 1886. Nhằm củng cố vị thế chiếm đóng, ngày 15/4/1888 thực dân Pháp phân chia địa bàn từ Thanh Hóa trở ra vùng thượng du Bắc Kỳ thành 14 quân khu thực hiện chế độ quân quản. Châu Văn Bàn thuộc tiểu quân khu Lào Cai của quân khu Yên Bái (Lào Cai, Yên Bái là tên vị trí địa điểm đặt bộ máy chỉ huy quân khu, chưa phải là tên đơn vị hành chính. Lào Cai là một điểm tại cửa khẩu Việt - Trung có tên là Lão Nhai tiếng quan hỏa là cây gạo, Pháp ghi dị bản thành Lao Kay sau phát âm tiếng việt thành Lào Cai. Lao Kay là điểm đặt vị trí điều hành của tiểu quân khu thuộc Quân khu Yên Bái.  Yên Bái là một điểm thuộc khu vực Bảo Trấn Yên vùng hai bên sông Hồng khu vực gần cửa ngòi Lâu thành phố Yên Bái nay, tại khu Bảo Trấn Yên đó có đặt điểm bái lễ cầu sự bình yên theo văn hóa đạo mẫu là đền Tuần Quán làm chỗ dựa tinh thần cho tướng quân và binh lính các triều đại phong kiến trấn giữ trên đường sông như Bảo Trấn Hà, Pháp đã ghi là Yen Bay dị bản sang tiếng việt là Yên Bái. Pháp đã đặt vị trí chỉ huy của Quân khu tại đây và từ đó tên gọi Yên Bái trở thành tên gọi thứ hai của quân khu “ Quân khu Yên Bái”. Song Lào Cai, Yên Bái không phải tên đơn vị hành chính, đơn vị hành chính lúc đó là tỉnh Hưng Hóa thuộc triều đình Nhà Nguyễn quản lý hành chính nhưng bị mờ nhạt)

Ngày 6/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định bài bỏ các quân khu, thành lập các Đạo quan binh tăng cường chế độ quân quản gắt gao. Mỗi Đạo quan binh do một Tư lệnh đứng đầu có quyền binh về quân sự cũng như dân sự. Bộ máy Đạo quan binh tạo mọi điều kiện cho sỹ quan quân sự toàn quyền chủ động trong việc đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi Bắc Kỳ.

Ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập 4 Đạo quan binh. Địa phận châu Văn Bàn, châu Chiêu Tấn, châu Thùy thuộc Đạo quan binh số 3, bộ máy chỉ huy đặt tại Yen Bay.

          Ngày 9/9/1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy định địa bàn của Đạo quan binh số 3 chia thành 3 tiểu khu. Tiểu quân khu Lao Kay thủ phủ đóng tại địa điểm Lao Cay phạm vi hoạt động gồm địa bàn châu Thùy Vĩ, châu Văn Bàn, châu Chiêu Tấn. Trong đó:

          + Châu Văn Bàn gồm 2 tổng, 7 xã và 01 trại: Tổng Vũ Lao có 4 xã là xã Vũ Lao, xã Văn Bàn, xã Xuân Giao, xã Phú Nhuận; tổng Khánh An gồm 3 xã là xã Khánh Yên, xã Khảo Bàn, xã Châu Quế và trại Khánh An.

          + Châu Chiêu Tấn  gồm 3 tổng: tổng Bình Lư và tổng Phong Thổ, tổng Dương Quỳ.

          Ngày 22/01/1896, Toàn quyền Đông Dương tách tiểu khu Lao Kay chia thành 2 khu vực nhỏ:

          + Khu vực Lao Kay gồm: Địa bàn châu Thùy Vĩ; tổng Phong Thổ, tổng Bình Lư thuộc châu Chiêu Tấn.

          + Khu vực Bảo Trấn  Hà gọi tắt là Bảo Hà, gồm: châu Văn Bàn và tổng Dương Quỳ, cùng trại Làng Nam, trại Thân Thuộc của tổng Phong Thổ thuộc châu Chiêu Tấn.

          Ngày 03/10/1896, bộ máy chỉ huy Đạo quan binh 4 chuyển về Lao Kay. Đạo quân binh số 4 gồm 4 tiểu quân khu, trong đó:

          + Tiểu khu Lao Kay gồm châu Thùy Vĩ, châu Chiêu Tấn, như vậy tổng Dương Quỳ của châu Chiêu Tấn trở về tiểu khu Lao Kay.

          + Tiểu khu Bảo Hà bao gồm châu Văn Bàn, châu Lục Yên.

          Ngày 07/11/1899, Đạo quan binh số 4 được tổ chức lại, sáp nhập 4 tiểu quân khu thành 2 tiểu quân khu chính là tiểu quân khu Yen Bay  bao gồm phủ Trấn Yên, phủ Văn Chấn và Tiểu quân khu Lao Kay bao gồm châu Thùy Vĩ, châu Văn Bàn, châu Chiêu Tấn, châu Lục Yên.

          Năm 1900, Toàn quyền Đông dương của Pháp nghị định thành lập tỉnh dân sự Yen Bay (Yen Bay sau d bản sang tiếng Việt là Yên Bái), như vậy tỉnh Hưng Hóa bị giải thể. Ngày 28/3/1905, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách tiểu khu Bảo Hà (bao gồm châu Lục Yên, châu Văn Bàn) và tổng Dương Quỳ thuộc châu Chiêu Tấn về tỉnh Yên Bái, tổng Dương Quỳ trở thành một tổng của châu Văn Bàn. Châu lỵ Văn Bàn được chuyển đến vị trí tổng lỵ Dương Quỳ, từ đó có tên châu lỵ Dương Quỳ. Châu lỵ Văn Bàn tại Bảo Trấn Hà thực dân Pháp vẫn bố trí nơi đóng đồn của thực dân Pháp chỉ huy khu vực. Khu vực châu lỵ Dương Quỳ bắt đầu từ đây, tồn tại đến khi Văn Bàn giải phóng. Tại Dương Quỳ thực dân Pháp cho xây dựng khu vực hành chính của châu Văn Bàn hợp khối giữa nơi làm việc của bộ máy chính quyền phong kiến châu và bộ máy cố vấn của Pháp để áp chế chính quyền phong kiến làm tay sai cho Pháp vơ vét của cải và trấn áp, bóc lột nhân dân, có đồn lính Pháp án ngữ khu vực. Khu hành chính khá quy mô có hệ thống nhà xây đến hai tầng, khu vui chơi, giải trí (sau khi Nhật đảo chính, Pháp phải rời khỏi Đông Dương, đến năm 1947 Pháp tái chiếm, Việt Minh đã huy động nhân dân đập phá toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ thiết chế quân sự Pháp và  thiết chế hành chính phong kiến tại khu Hành chính châu lỵ Dương Quỳ để Pháp quay lại không có chỗ đứng chân). Sau khi di chuyển châu lỵ vào Dương Quỳ, tại vị trí Bảo Trấn  Hà thực dân Pháp duy trì trụ sở chỉ huy khu vực.

          Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định bãi bỏ Đạo quan binh số 4 Lao Kay, thành lập tỉnh dân sự Lao Kay, sau dị bản sang tiếng Việt là Lào Cai.

          Sau khi Lào Cai vừa được thành lập, ngày 01/02/1908 Toàn quyền Đông Dương của Pháp ra Nghị định chia lại đơn vị hành chính Lào Cai: phần đất của châu Thùy Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập với châu Chiêu Tấn lấy tên là châu Thùy Vỹ; phần đất của châu Thùy Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng; tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thùy Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai; chuyển xã Phú Nhuận và xã Xuân Giao và một phần xã Văn Bàn bên hữu ngạn sông Hồng tính từ cửa ngòi Nhù trở lên thuộc châu Văn Bàn tỉnh Yên Bái nhập vào châu Thùy Vỹ; tách phía bên tả ngạn sông Hồng của xã Văn Bàn tỉnh Yên Bái từ suối Nhò (ranh giới xã Lu huyện Bảo Thắng và xã Kim Sơn huyện Bảo Yên nay) trở lên nhập vào châu Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Phần phía nam ngòi Nhù còn lại của xã Văn Bàn (phần đất xã Cam Cọn nay) thuộc châu Văn Bàn sáp nhập vào xã Vũ Lao, từ đó xã Văn Bàn không còn tên gọi.

          Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã gọi khu vực dân cư là tên của xã thuộc triều đình phong kiến đặt gắn với tên các dân tộc cư trú (không phải cấp hành chính), cụ thể:

          - Xã Minh Lương có Minh Lương Mèo trên là khu vực xã Nậm Xé hiện nay; Minh Lương Mèo dưới là khu vực người Mông bản Mà Sa Phìn và bản Giàng Dúa Chải thuộc xã Nậm Xây hiện nay; Minh Lương Mán là khu vực người Dao thuộc xã Nậm Xây ngày nay;  Minh Lương Thổ là khu vực người Tày cư trú địa phận xã Minh Lương hiện nay.

          - Xã Dương Quỳ có Duơng Quỳ Mèo nơi người Mông cư trú là xã Nậm Chầy ngày nay; Dương Quỳ Mán là khu vực người Dao cư trú thuộc xã Dần Thàng và một phần xã Dương Quỳ, một phần xã Thẳm Dương, một phần xã Làng Giàng hiện nay; Dương Quỳ thổ là khu vực người Tày người Thái thuộc xã Dương Quỳ, xã Thẳm Dương hiện nay.

          - Xã Khánh Yên có khu dân cư: Khánh Yên Thổ bao gồm khu vực người Tày cư trú xã Làng Gàng, thị trấn Khánh Yên, xã Khánh Yên Thượng, xã Khánh Yên Hạ, xã Chiềng Ken, xã Liêm Phú ngày nay; Khánh Yên Mán là khu vực người Dao cư trú nay thuộc xã Nậm Tha và khu vực người Dao bản Phú Mậu xã Liêm Phú ngày nay.

          - Xã Vũ Lao được chia thành các khu vực gọi theo dân tộc cư trú là Vũ Lao Xa Phó là nơi người Xa Phó cư trú, nay thuộc xã Cam Cọn (một phần đất xã Văn Bàn cũ); Vũ Lao Mèo là nơi người Mông cư trú, nay thuộc xã Nậm Mả; Vũ Lao Mán là nơi người Dao cư trú, nay thuộc xã Nậm Dạng; Vũ Lao Thổ là nơi người Tày cư trú, nay thuộc xã Võ Lao.

          - Xã Châu Quế được gọi Châu Quế Thổ nơi người Tày cư trú, nay là Châu Quê Hạ huyện Văn Yên hiện nay; Châu Quế Xa Phó nơi cư trú của người Xa Phó là xã Châu Quế Thượng hiện nay; Châu Quế Mán nơi người Dao cư trú, nay là xã Phong Dụ Thượng và Phong Dụ Hạ thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.

          Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, đô hộ Văn Bàn chúng cũng chỉ đóng quân tại Bảo Trấn Hà như Pháp, sử dụng bộ máy chính quyền phong kiến do Pháp dựng lên làm tay sai đàn áp khống chế nhân dân.

          Ngày 14/8/1945 Phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện, được sự dàn xếp của phe đồng minh chống phát xít, lực lượng quốc dân đảng Trung Quốc mượn cớ sang Việt Nam giải giáp quân đội Nhật, bản chất là xâm chiếm Việt Nam. Cũng như Pháp, Nhật và  Quốc dân đảng Trung Quốc cũng chỉ đóng quân tại Bảo Trấn Hà và sử dụng bộ máy chính quyền phong kiến đàn áp, khống chế nhân dân.

          Nhật, Quốc dân đảng Trung Quốc đô hộ trong thời gian ngắn, chúng chưa có động thái thay đổi hệ thống hành chính. Vẫn giữ nguyên các xã, tổng tại châu Văn Bàn như giai đoạn Pháp thống trị.

          Tháng 2/1946, hiệp ước Pháp - Hoa được ký kết, Quốc dân đảng Trung quốc rút quân về nước để nhường lại cho Pháp vào miền Bắc Đông Dương. Chớp thời cơ, Việt Minh đã cử đoàn cán bộ do đồng chí Đào Đình Bảng làm trưởng đoàn lên thỏa hiệp cùng chính quyền phong kiến châu Văn Bàn. Kết quả của thỏa hiệp là giải tán chính quyền phong kiến cũ do Pháp, Nhật và Quốc dân đảng xây dựng lên, thành lập chính quyền mới do Việt Minh lãnh đạo. Do ta chưa có điều kiện xây dựng cơ sở cách mạng trong nội địa châu Văn Bàn, nên nhân sự chính quyền mới cơ bản giữ nguyên nhân sự chính quyền phong kiến từ xã đến châu, chỉ đổi tên các chức danh phù hợp chính quyền mới. Nhà nước ta thay đổi tên gọi châu thành huyện, châu lỵ thành huyện lỵ vẫn đặt tại xã Dương Quỳ.

          Xóa bỏ sự phân chia các dân tộc, sắp xếp lại hệ thống hành chính cơ sở, Nhà nước ta thay các tên khu dân cư mang tên dân tộc thành địa dư hành chính cơ sở mới. Huyện Văn Bàn gồm 23 xã:

          - Tách xã Minh Lương thành lập: xã Nậm Xé (phần đất Minh Lương Mèo trên); xã Minh Lương (phần đất Minh Lương thổ); xã Nậm Xây (phần đất Minh Lương Mán và Minh Lương Mèo dưới)

          - Tách xã Dương Quỳ thành lập: xã Dương Quỳ (phần đất Dương Quỳ thổ); xã Dần Thàng (phần đất Dương Quỳ Mán); xã Nậm Chày (phần đất Dương Quỳ Mèo).

          - Tách xã Khánh Yên thành lập: xã Làng Giàng (bao gồm cả phần đất phía hữu ngạn suối Chút xã Hoà Mạc hiện nay); xã Khánh Yên Thượng; xã Khánh Yên Hạ; xã Chiềng Ken; xã Nậm Tha (Khánh Yên Mán).

          - Tách xã Vũ Lao thành lập: xã Võ Lao (Vũ Lao thổ); xã Nậm Dạng (Vũ Lao Mán); xã Nậm Mả (Vũ Lao Mèo); xã Cam Cọn (Vũ Lao Xa Phó).

          - Tách xã Khảo Bàn thành lập: xã Kim Sơn; xã Bảo Hà (Bảo Hà tên gọi tắt của Bảo Trấn Hà); xã Lang Thíp; xã Lâm Giang.

          - Tách xã Châu Quế thành lập: xã Đông An; xã Châu Quế Hạ (phần đất Châu Quế Thổ); xã Châu Quế Thượng (Châu Quế Xa Phó); xã Phong Dụ (Châu Quế Mán).

          - Thành lập xã Tân An (địa phận trại Khánh An cũ).

          Sau khi tái chiếm hoàn toàn khu vực Phong Thổ, Pháp tập trung tái chiếm Văn Bàn. Để tăng cường công tác quản lý điều hành, tháng 3/1947 Nhà nước ta tách 9 xã vùng ngoài của huyện Văn Bàn gồm xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà, Lang Thíp, Lâm Giang, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, Đông An, Phong Dụ thành lập huyện Bảo Hà.

          Cuối năm 1947, Pháp từ phía Tây dải Hoàng liên qua đèo Khau Co, phía Bắc từ Lào Cai tiến xuống, chính quyền ta mới xây dựng lên nhân sự là lực lượng thân Pháp chúng đã phản bội cách mạng và nhân dân, ngả theo Pháp. Tháng 11/1947 Pháp tái chiếm hoàn toàn huyện Văn Bàn và huyện Bảo Hà. Tái chiếm huyện Văn Bàn và huyện Bảo Hà thực dân Pháp nhanh chóng xây dựng hệ thống đồn bốt thiết chế quân sự khắp các vùng trong huyện. Lúc này ngoài đồn Bảo Hà, đồn Dương Quỳ đã được xây dựng kiên cố từ trước ra, chúng cho xây dựng thêm 14 đồn. Trong đó, xây dựng đồn Bảo Hà, đồn Ken, đồn Dương Quỳ, đồn Cóoc, đồn Phong Dụ, đồn Dóm là đồn lớn. Chúng không đặt vị trí chỉ huy tại đồn Bảo Hà như giai đoạn trước nữa, mà đặt vị trí chỉ huy tại đồn Cóoc xã Khánh Yên Thượng (nay thuộc thị trấn Khánh Yên). Trong thời gian tái chiếm ngắn ngủi nên Pháp tiếp tục sử dụng hệ thống hành chính như thời gian trước Pháp đô hộ và củng cố bộ máy châu là lực lượng cũ Pháp xây dựng lên để làm tay sai.

          Sau khi Pháp tái chiếm hoàn toàn huyện Văn Bàn và huyện Bảo Hà, tháng 8/1948 Nhà nước ta giải thể huyện Bảo Hà và sáp nhập về huyện Văn Bàn như cũ để tiện lãnh chỉ đạo.

          Ngày 16/11/1950, Văn Bàn được giải phóng, nhà nước ta đã lựa chọn đặt trung tâm huyện lỵ huyện Văn Bàn tại xã Khánh Yên Thượng ngay khu vực đồn Cóoc sở chỉ huy của Pháp. Ngày 16 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 177-CP, thành lập huyện Văn Yên kể từ 01/9/1965 trên cơ sở tách 6 xã Lang Thíp, xã Lâm Giang, xã Đông An, xã Châu Quế Hạ, xã Châu Quế Thượng, xã Phong Dụ cùng với một số xã thuộc huyện Trấn Yên; tách xã Bảo Hà, xã Kim Sơn, xã Cam Cọn huyện Văn Bàn cùng với 6 xã huyện Lục Yên thành lập huyện Bảo Yên thuộc tỉnh Yên Bái, huyện Văn Bàn còn 15 xã.

          Sau khi tách một số xã để thành lập huyện Bảo Yên và huyện Văn Yên năm 1965, các năm tiếp nhà nước ta tách thành lập một số xã và thị trấn, đến nay toàn huyện có 22 xã và 01 thị trấn, cụ thể:  Năm 1966 thành lập xã Sơn Thủy trên cơ sở tách một phần địa phận xã Nậm Dạng và xã Khánh Yên Thượng, thành lập xã Hòa Mạc trên cơ sở tách một phần địa phận xã Làng Giàng và xã Dương Quỳ.

          Năm 1976, nhà nước ta sáp nhập tỉnh Lào Cai, tỉnh Nghĩa lộ, tỉnh Yên Bái thành lập tỉnh Hoàng Liên Sơn. Huyện Văn Bàn là một huyện thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Năm 1987 thành lập xã Văn Sơn trên cơ sở tách một phần địa phận xã Võ Lao, thành lập xã Liêm Phú tách từ xã Chiềng Ken, thành lập xã Khánh Yên Trung tách từ xã Khánh Yên Hạ.

Năm 1989, thành lập thị trấn Khánh Yên trên cơ sở tách phần địa giới khu trung tâm huyện lỵ và khu vực lân cận của trung tâm huyện lỵ trên địa bàn xã Khánh Yên Thượng.

          Năm 1991, nhà nước ta tách tỉnh Hoàng Liên Sơn tái thành lập tỉnh Yên Bái và tái thành lập tỉnh Lào Cai, huyện Văn Bàn thuộc tỉnh Lào Cai.

          Năm 2020, nhà nước ta sáp nhập xã Văn Sơn và xã Võ Lao thành xã Võ Lao.

          Dân cư, ngôn ngữ:

          Dân cư và ngôn ngữ tộc ngưởi Tày Văn Bàn là cành Tay Đăm, nói ngôn ngữ Tai-Kadai di cư từ vùng Tây Bắc sang vào khoảng thế kỷ XIII. Dấu tích còn để lại tại Văn Bàn xưa có các mương (dị bản là mường) và chiêng (dị bản thành chiềng). Mường để chỉ vùng đất rộng, nơi đó con người sinh sống canh tác lúa nước ổn định là cách gọi theo văn hóa người Thái Tày vùng Tây Bắc. Chiềng là nơi người Tày vùng Tây Bắc đặt chân đến khai phá, lập bản và sống ổn định đầu tiên, theo quan niệm người Tày là nơi các thần linh đã mở cửa mời đón con người đến sinh sống (chiêng tiếng Tày là mời chào). Dấu tích mường tại Văn Bàn, gồm: Mường Khóa là vùng đất khá bằng rộng thuộc thung lũng của dãy núi Man Nương (sau dị bản thành Minh Lương) địa phận xã Minh Lương, xã Nậm Xé, xã Nậm Xây. Mường Chăn vùng đất rộng khá bằng rộng là khu vực cánh đồng và dân cư xã Thẳm Dương, Dương Quỳ nay. Mường Mả là khu vực xã Võ Lao ngày nay. Mường Thát là khu vực xã Làng Giàng, thị trấn Khánh Yên, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken, Liêm Phú, một phần xã Hòa Mạc từ suối Chút xuống. Tại đỉnh núi Cha Liêu nằm sau đền Ken xã Chiềng Ken trong dân gian gắn câu chuyện một ông vua người Tay đăm đã quản lý vùng đất từ suối Chút xã Hòa Mạc trở xuống đến Chiềng Ken và Liêm Phú nay. Đó là câu chuyện huyền thoại ông vua buổi sáng ưống nước lấy từ suối Chút, chi tiết này xác định vùng quản lý của mương Thát.

 Trên địa bàn huyện có các điểm chiềng tại xã Minh Lương là điểm trung tâm Mương Khóa xưa, tại bản Chiềng xã Chiềng Ken là đểm trung tâm Mương Thát xưa, tại bản Chiềng xã Võ Lao là trung tâm của Mương Mả xưa. Mương (mường) không phải là đơn vị hành chính, chỉ sau này có đơn vị hành chính đã lấy tên riêng của mường để đặt cho đơn vị hành chính.

Dân cư tại Văn Bàn chủ yếu là người Tày, trước ngày Văn Bàn giải phóng tỷ lệ dân số người Tày 70% trở lên, không có thành phần người Kinh. Đặc điểm cư trú của người Tày Văn Bàn là canh tác lúa nước, cư trú quần cư thành bản lớn, sinh sống ổn định, làm nhà sàn ba gian hai trái rộng lớn, trường hợp khó khăn hoặc mới tách lập hộ thì mới làm nhà sàn một gian hai trái. Hầu hết các bồn địa lớn nhỏ, cửa các con suối, khe, thung lũng của các con ngòi, con suối có các bãi khá bằng để có thể khai phá canh tác lúa nước, thì người Tày cư trú. Do vậy, các cửa ngõ vào các vùng dân tộc khác cư trú đều là nơi cư ngụ của người Tày. Buộc các dân tộc khác phải biết ngôn ngữ Tày, ngôn ngữ Tày đã trở thành ngôn ngữ phổ thông cho đến khi sau ngày giải phóng Văn Bàn, phát triển giáo dục, tiếng việt mới thay thế vị thế ngôn ngữ phổ thông trên địa bàn huyện. Từ đặc điểm đó văn hóa của người Tày đã tác động, ảnh hưởng điều chỉnh văn hóa các dân tộc khác trên địa bàn. Một trong những dấu hiệu ảnh hưởng của văn hóa người Tày đến các dân tộc khác là nếp sống quần cư ổn định theo từng cộng đồng. Trên địa bàn huyện các dân tộc khác di cư đến đều tự xóa bỏ nếp du canh, du cư. Nếp sống quần cư, ổn định đã tạo cho người Tày và các dân tộc khác có vốn văn hóa cộng đồng cao, được bảo tồn bền vững và trở thành hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể, đây là yếu tố để nhân dân trên địa bàn huyện có nhiều di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ nếp sống quần cư lâu đời tạo cho văn hóa cộng đồng phát triển và hình thành tình đoàn kết giữa các dân tộc, đoàn kết toàn dân vững chắc là bản sắc văn hóa tại Văn Bàn.

Từ vị trí địa lý, ngoài lực lượng người Tày từ phía Tây dải Hoàng liên di chuyển tới, Văn Bàn ảnh hưởng giao thoa văn hóa vùng phía đông bắc rất lớn từ trục văn hóa sông Hồng. Đó là các cuộc di chuyển dân cư từ miền xuôi lên sinh sống xen kẽ và đồng hóa thành dân tộc địa phương như nhóm người Kinh từ Vũ Ẻn Phú Thọ ngược theo sông Hồng, ngòi Nhù vào hình thành điểm dân cư bản Én (Ẻn) tại xã Võ Lao, bản Én (Ẻn) tại xã Khánh Yên Trung, số lượng người dân tộc Kinh họ Nguyễn đổi thành dân tộc Tày lên tới hàng nghìn người tại hai bản  này. Văn hóa thờ thần Hoàng Làng, thổ công bản của người Tày tại Mương Thát tức là xã Khánh Yên xưa, đến nay là khu vực xã Hòa Mạc, Làng Giàng trở xuống đến xã Chiềng Ken, xã Liêm Phú.  Văn hóa thờ Thổ công bản, thần Hoàng Làng là văn hóa di chuyển từ Phú Thọ lên Mường Lò, Tú Lệ huyện Văn Chấn hòa trộn văn hóa Tây Bắc và qua núi Lùng Cúng (xã Liêm Phú) vào hình thành Mương Thát. Nghi lễ cúng thổ công bản, thần Hoàng Làng của người Tày (thuộc khu vực Mương Thát xưa) đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tập quán người quá cố các dân tộc tại châu Văn Bàn đều được chôn cất thành nghĩa trang dòng họ và được bảo quản lưu giữ. Dó là những dấu ấn phát sinh từ nếp sinh sống quần cư, ổn định canh tác lúa nước, sản phẩm nền văn hóa văn minh lúa nước.

Dân số đứng thứ hai sau dân tộc Tày là dân tộc Dao, sau mới đến các dân tộc khác. Trước ngày Văn Bàn được giải phóng, chịu ảnh hưởng từ ngôn ngữ phổ thông dân tộc Tày tác động đến văn hóa các dân tộc khác là sinh sống quần cư, canh tác lúa nước. Do vậy trên địa bàn châu Văn Bàn, nay là huyện Văn Bàn không có tình trạng du cư, dân cư di cư từ nơi khác đến đều phải tuân theo nếp văn hóa quần cư, nếu di cư tiếp thì chỉ di cư ra khỏi khu vực châu Văn Bàn.

Văn hóa:

Từ những ngày đầu dựng nước, vùng đất Văn Bàn cùng với các địa phương vùng Tây Bắc được hình thành là những châu ki mi phụ thuộc rất lỏng lẻo vào triều đình ở các triều đại phong kiến và địa phương cấp trên. Chủ yếu tự quản theo từng khu dân tộc nơi cư trú. Do vậy nếp sống trong các cộng đồng dân cư đề cao vai trò người có chức sắc, người uy tín là già bản, trưởng bản, thầy mo. Khi thành lập huyện từ năm 1397 đến tận thời Pháp thuộc, chủ yếu trung ương và địa phương cấp trên quan tâm đến vị trí Bảo Trấn Hà là thiết chế quân sự và điểm thu thuế giao thương quan trọng của quốc gia. Địa phương cấp xã trong huyện chủ yếu vẫn nếp tự quản được duy trì chịu sự ràng buộc địa phương cấp trên và trung ương lỏng lẻo. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp chủ yếu đóng quân tại Bảo Trấn Hà để chỉ đạo chính quyền phong kiến làm tay sai cai trị nhân dân. Duy trì phát huy giá trị nếp tự quản của cộng đồng tạo ra một trật tự xã hội khá bền vững là sức mạnh phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, huyện Văn Bàn đang phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng tự quản trong phát triển kinh tế xã hội nổi bật: cộng đồng tự quản giáo dục, an ninh trật tự, tự quản xây dựng và bảo dưỡng hệ thống giao thông nông thôn và hệ thống hạ tầng cơ sở phúc lợi cộng đồng, liên kết trong sản xuất nông nghiệp…

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền Ken:

Đây là di tích ảnh hưởng từ văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu, đạo mẫu đạo duy nhất bản địa của Việt Nam. Sau cuộc truy lùng tận gốc anh em Tây Sơn để trả hận cho chín đời Chúa Nguyễn bị anh em Tây Sơn lật đổ của Gia Long (Nguyễn Ánh) vị vua đầu tiên Triều Nguyễn, tôn thất triều đình và dòng tộc anh em Tây Sơn phải phiêu bạt lánh nạn khắp mọi nơi. Vào thời Minh Mạng vị vua thứ hai triều Nhà Nguyễn (con trai Gia Long) nguôi hận, đã xuống chiếu dụ các hào mục Bắc hà chiêu hồi người tài giỏi. Nguyễn Công Chất là tôn thất của triều Tây Sơn đã lánh nạn tại hang núi Minh Xuân (huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái ngày nay). Con cháu Ông đã đổi từ Nguyễn Công, sang Nguyễn Đình. Nguyễn Đình Thu cháu nội của Nguyễn Công Chất, tính từ cụ Tổ của Nguyễn Huệ, thì Nguyễn Huệ đời thứ tư, Nguyễn Đình Thu đời thứ bẩy. Nguyễn Đình Thu được triều đình Nhà Nguyễn bổ nhiệm và điều động sang làm Tri châu, châu Văn Bàn. Ông lấy vợ người dân tộc Tày tại bản Ken và đưa gia đình lên ngụ tại bản Ken thuộc xã Khánh Yên (nay thuộc xã Chiềng Ken). Ảnh hưởng của văn hóa thờ Mẫu lúc bấy giờ,Ông đã cho xây dựng ngôi đền ở núi Tác Tầng tại bản Đồng Vệ xã Khánh Yên (nay thuộc địa phận xã Chiềng Ken). Đền thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn, vị thánh có mọi quyền năng cai quản núi rừng, là chỗ dựa tinh thần để Ông phục sự nhân dân nơi rừng thiêng.


Ảnh: Đền Ken xã Chiềng Ken huyện Văn Bàn

Sau này, Nguyễn Đình Long con trai Nguyễn Đình Thu được triều đình bổ nhiệm Tri châu Văn Bàn kế tục cha. Ông Nguyễn Đình Long đã nhờ thầy địa lý chọn địa điểm di chuyển Đền đến vị trí hiện nay. Ở đây vị thế cao ráo, dựa lưng vào dải núi lớn, hướng nhìn qua con suối Nhù nước trong xanh, bao quát cả vùng rộng lớn châu Văn Bàn, xung quanh dân cư sinh sống đông đúc, có cánh đồng thoáng. Với cương vị Tri châu, Ông Nguyễn Đình Long đã dựa vào sự linh ứng của Thánh Mẫu, để vận động và tổ chức nhân dân khai phá ruộng, phát triển canh tác lúa nước. Từ đó, đời sống nhân dân nâng cao, ổn định, phát huy tập quán sinh sống quần cư theo từng bản lớn. Hằng năm vào ngày 7 tháng Giêng, Ông tổ chức nhân dân làm lễ tại Đền xong rước lễ tổ chức tại khu ruộng gần Đền Ken khẩn cầu trời đất cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi được gọi là lễ hội Lồng tồng (xuống đồng). Lễ hội xuống đồng trở thành lễ hội truyền thống. Vào cuối thế kỷ 19, tàn quân Cờ Vàng Trung Quốc tràn sang nước ta cướp phá châu Văn Bàn, châu Chiêu Tấn. Ông Nguyễn Đình Long đã tập hợp quân, phối hợp cùng ông Cầm Văn Hánh thủ lĩnh người Thái châu Chiêu Tấn, để hiệp đồng tổ chức trận đánh đuổi quân Cờ Vàng ra khỏi khu vực châu Văn Bàn, châu Chiêu Tấn. Trong trận đó Ông Nguyễn Đình Long đã hy sinh. Để tưởng nhớ công ơn của ông Nguyễn Đình Long, nhân dân đã đưa bài vị Ông vào đền Ken lập một ban thờ, tôn sùng nhân dân gọi ông là Hoàng Long.

Di tích lịch sử Đền Ken đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai cấp bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh. Lễ hội Đền hằng năm tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Đền thờ "Thượng Ngàn Công Chúa" tại xã Tân An:

Trong sử sách đã ghi, khúc sông Hồng tại xã Tân An, Tân Thượng nay nằm bên hữu ngạn, xã Bảo Hà nay nằm bên tả ngạn là đoạn sông khúc khuỷu, dòng chảy siết, núi tiến sát hai bên bờ sông tạo vị trí đắc địa để các triều đại phong kiến lập Bảo Trấn Hà trấn giữ dòng sông chặn đánh giặc phương Bắc xâm chiếm nước ta, Bảo Trấn Hà trở thành cửa quan thứ hai sau cửa quan Bảo Thắng (cửa khẩu Lào Cai nay) của Tổ quốc trên trục sông Hồng. Khi thời bình, Bảo Trấn Hà là điểm kiểm soát thu thuế giao thương với Vân Nam Trung Quốc. Gắn với văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu, tại các Bảo trấn do triều đại phong kiến lập ra để trấn giữ chặn đánh giặc phương Bắc tiến quân xâm lược nước ta trên các triền sông lớn, tướng quân và nhân dân tại các Bảo trấn đều lập các đền thờ theo văn hóa thờ Mẫu để làm chỗ dựa tinh thần cho quân sỹ và nhân dân chặn đánh giặc. Như tại Bảo Thắng (cửa khẩu Lào Cai nay) hay còn gọi là cửa quan Bảo Thắng có đền Mẫu Thượng Thiên khẳng định vùng đất trời quốc gia Việt Nam; tại Bảo Đông Quang (nay thuộc khu vực hai bên bờ sông Hồng tại các xã Đông Cuông, An Bình, Đông An huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ngày nay) có Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn vị thánh quyền năng cai quản núi rừng (nay thuộc xã Đông Cuông). Tại Bảo Trấn Hà (hai bên bờ sông hồng thuộc xã Bảo Hà, Tân An, Tân Thượng nay) có Đền Mẫu đặt tại thôn Tân An 2 xã Tân An. Tướng quân họ Nguyễn (nay chưa rõ tên chính danh) được triều đình Nhà Lê hiệu Cảnh Hưng điều lên Bảo Trấn Hà để trấn ải chống quân xâm lược phương Bắc. Ông đã giao con gái là bà Nguyễn Hoàng Bà Xa phụng thờ ngôi đền Mẫu tại Bảo Trấn Hà (Đền Tân An) cầu cho cha đánh giặc. Bà đem hết tâm để phụng thờ cầu Thánh Mẫu linh ứng phù hộ cho cha đánh giặc và bình an cho dân bản. Khi mất bà được nhân dân đưa bài vị vào thờ trong đền, từ đó nhân dân quen gọi đền thờ Cô. Đền được triều đình Nhà Nguyễn thời Khải Định năm thứ 9 sắc phong đền phụng thờ Thượng Ngàn Công Chúa tức Mẫu Thượng Ngàn. Di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quyết định số 3743/QĐ-BVHTTDL ngày 28/10/2016 xếp hạng di tích quốc gia.

Di tích phế tích đồn Trấn Hà (tên đầy đủ Bảo Trấn Hà) tại thôn Tân An 1 xã Tân An, huyện Văn Bàn:

Việt Nam lịch sử nghìn năm Bắc thuộc, trong giai đoạn tự chủ các triều đình phong kiến liên tục phải đương đầu với các cuộc xâm lăng của giặc phương Bắc. Hệ thống sông Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ Trung Quốc, các tuyến đường sông là các tuyến đường lợi hại mà giặc phương Bắc tấn công xâm chiếm nước ta bằng đường thủy qua suốt các triều đại lịch sử. Phòng chống chặn đánh sự tiến quân đường thủy xâm chiếm nước ta, các triều đại phong kiến đã xây dựng hệ thống các Bảo trấn  phòng hộ chốt giữ trên các tuyến đường sông.

Tuyến sông Hồng có các Bảo trấn:

+  Bảo Thắng cửa quan quốc gia nay là cửa khẩu Việt  - Trung tại Thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai;

+ Bảo Đông Quang tại khu vực hai bên bờ sông Hồng khu vực cửa ngòi Hút thuộc địa phận xã Đông An, xã An Bình, xã Đông Cuông huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, ở đây có lợi thế cửa ngòi Hút để thuyền bè của ta trú ẩn chặn đánh, có vật dưới cửa ngòi Hút nơi thuyền bè thường bị cuốn hút vào vật. Hai bên bờ sông Hồng nơi đây đồi núi hiểm trở.

+ Bảo Trấn Yên tại khu vực hai bên bờ sông Hồng lân cận ngòi Lâu nay thuộc địa phận Thành phố Yên Bái  tỉnh Yên Bái.

+ Bảo Trấn Hà là thiết chế quân sự tại khúc sông thuộc địa phận xã Văn Bàn thuộc châu Chu Quý sau là xã Khảo Bàn và Trại Khánh An thuộc châu Văn Bàn. Theo “Đồng Khánh địa dư chí” có ghi chép về cấu trúc của Bảo Trấn Hà như sau: “Châu Văn Bàn do Phủ Quy Hóa thống hạt. Châu lỵ mới đặt ở trại Khánh Yên xã Khảo Bàn tổng Khánh Yên (tức đồn Trấn Hà). Chung quanh đắp lũy đất, chu vi 41 trượng, thân lũy cao 6 thước, chân lũy rộng 7 thước, mặt lũy rộng 4 thước. Mở ba cửa trước, sau và bên phải, ở mỗi cửa đều có đặt một pháo đài” (Trang 730). Bảo Trấn Hà được đặt hai bên bờ sông Hồng thuộc địa phận đất Trại Khánh An (xã Tân An, Tân Thượng nay) bên hữu ngàn và  thuộc đất xã Khảo Bàn bên tả ngạn sông Hồng (đất xã Khảo Bàn, khu vực xã Bảo Hà nay) . Huyện Văn Bàn từ khi được thành lập 1397 đến năm 1905 khi sáp nhập Châu (huyện) Văn Bàn, Châu Lục Yên vào tỉnh Yên Bái thì huyện lỵ sau thành châu lỵ Văn Bàn đều đặt tại Bảo Trấn Hà địa phận hai bên sông Hồng thuộc xã Khảo Bản và Trại Khánh An. Sau 1905 châu lỵ Văn Bàn được chuyển vào xã Dương Quỳ, tại Bảo Trấn Hà đặt đồn chỉ huy khu vực của Pháp. Tại đây, dòng sông Hồng khúc khuỷu, hẹp, độ dốc cao, chảy siết, hai bên núi tiến sát bờ sông. Đây là vị trí quan trọng để trấn giữ chặn đường tiến quân của giặc phương Bắc xâm lược nước ta. Trong thời phong kiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc, các triều đình phong kiến đã xác định nơi đây là cửa quan thứ 2, sau cửa quan Bảo Thắng. Tại đây, cũng là điểm án ngữ, kiểm soát sự lưu thông giữa vùng Đông - Bắc vào vùng Tây - Bắc bằng đường bộ từ Đèo Khau Bàn (Đèo Mã Yên) của dải Con Voi đến Đèo Khau Co thuộc dải Hoàng liên và kiểm soát sự lưu thông hàng hóa buôn bán theo đường thủy trên truyến sông Hồng với tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Sau năm 1886 kiểm soát toàn bộ tỉnh Hưng Hóa, thực dân Pháp đã xây dựng tuyến đường sắt Hà - Lào, thì tại Bảo Trấn Hà cũng là nơi án ngữ, kiểm soát tuyến đường sắt. Đặc biệt, thời Nguyễn đã bắt tay với quốc dân đảng Trung Quốc đại diện là Lưu Vĩnh Phúc đã phát huy Bảo Trấn Hà ngăn chặn tiến quân đường sông Hồng của thực dân Pháp lên khu vực Lào Cai nay và lên khu vực Vân Nam Trung Quốc, kiểm soát thuế. Giai đoạn đầu thế kỷ XX, Pháp đã nhập Trấn Bảo Hà vào Trại Khánh An là thiết chế quân sự phụ trách khu vực Tây Bắc được gọi là tiểu khu Bảo Hà.

Trong cuộc kháng chiến chống giặc phương Bắc tấn công theo đường thủy, các triều đại phong kiến đã lần lượt cử các tướng tài giỏi luân phiên cầm  quân trấn ngự tại Trấn Bảo Hà. Trong đó thời Nhà Lê, vị vua hiệu Cảnh Hưng đã cắt cử tướng quân họ Nguyễn lên trấn giữ tại Bảo Trấn Hà. Vị trí đắc địa, mưu cao, tài giỏi Ông đã cầm quân chặn đứng nhiều trận tiến quân của giặc phương Bắc. Hy sinh, nhân dân đã lập đền thờ và đặt tên là đền Ông Bảo Hà ngay tại khu vực Trấn Bảo Hà, tức là người bảo vệ tuyến đường sông. Ông tài giỏi nên nhân dân liên tưởng Ông được Thánh Hoàng, vị thánh thứ Bảy con vua Động Đình trong tứ phủ của Đạo Mẫu đã giáng trần, từ đó đền thờ có tên Đền Thánh Hoàng Bảy và Ông được triều đại Nhà Nguyễn sắc phong Thần Vệ quốc. Từ vị trí điểm Trấn Bảo Hà giữ vai trò quan trọng đến vận mệnh quốc gia, thường sảy ra những trận giao chiến ác liệt với giặc phương Bắc, các thế hệ tướng quân được triều đình cử lên án ngữ, cùng thời thịnh của đạo Mẫu, nên các tướng quân đã cùng nhân dân bản địa lập đền thờ Mẫu Thượng Ngàn tại thôn Tân An 2 ngày nay để là chỗ dựa tinh thần cho tướng sỹ và nhân dân trong vùng chống giặc ngoại xâm.

Giành được chính quyền,  nhà nước ta đã đổi châu thành huyện, châu Văn Bàn thành huyện Văn Bàn, tách xã Khảo Bàn thành xã Kim Sơn,  Lang Thíp, Lâm Giang và xã Bảo Hà (địa phận có Bảo Trấn Hà), đổi Trại Khánh An thành xã Tân An. Di tích Phế tích đồn Trấn Hà được Bảo tàng tỉnh khảo sát lập hồ sơ khoa học trình UBND tỉnh Lào Cai quyết định phân xếp hạng di tích cấp tỉnh. Di tích Phế tích Bảo Trấn Hà hay đồn Trấn Hà và di tích Đền Tân An, di tích Đền Bảo Hà là ba di tích được hình thành từ truyền thống đấu trang bảo vệ tổ quốc tại khu vực xã Tân An, xã Tân Thượng, xã Bảo Hà trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Ba di tích kết thành quẩn thể, là địa điểm du lịch trong chuỗi điểm du lịch hướng về cội nguồn trên tuyến sông Hồng


Bảo Trấn Hà được phục hồi cùng thời và cùng mẫu Đồn chợ Gồ trong khởi nghĩa Yên Thế  (1884-1913)

Di tích "Địa điểm chiến thắng Đồn Khau Co":

Ngày 18/5/1945 Nhật tuyên bố đầu hàng không điều kiện lực lượng các nước đồng minh chống phát xít. Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ TW Đảng ta ra Chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đề ra nhiệm vụ cấp bách là chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. Phủ Văn Chấn được giải phóng, đầu tháng 8/1945 một đội võ trang của ta từ Văn Chấn vượt núi Lùng Cúng (dãy núi thuộc xã Liêm Phú) tiến vào Văn Bàn, ngày 5/8/1945 đơn vị võ trang đã triệu Nguyễn Đình Văn và bộ máy chính quyền phong kiến châu Văn Bàn về Dương Quỳ tuyên bố giải tán chính quyền cũ do Pháp – Nhật lập ra và thành lập chính quyền nhân dân từ xã đến châu. Do ta chưa có cơ sở cách mạng tại chỗ nên chính quyền nhân dân từ xã đến châu vẫn sử dụng nhân sự chính quyền cũ chỉ đổi tên các chức danh trong bộ máy. Sau khi hình thành chính quyền mới, đơn vị Võ trang tiếp tục qua đèo Khau Co sang phía tây dải Hoàng liên thực hiện nhiệm vụ. Theo thỏa ước của các nước đồng minh chống phát xít, Quốc dân đảng Trung Quốc thực hiện giải giáp quân đội Nhật tại Việt Nam, bản chất mượn cớ Quốc dân đảng Trung Quốc sang xâm chiếm Việt Nam. Bộ máy chính quyền châu Văn Bàn là các chức dịch chính quyền cũ tham gia, chúng đã phản bội cách mạng, phản bội nhân dân đón lực lượng Quốc dân đảng Trung Quốc vào Văn Bàn, nhân dân Văn Bàn tiếp tục nằm trong sự bóc lột của Quốc dân đảng Trung Quốc. Quốc dân đảng Trung Quốc cũng chỉ đóng quân tại Bảo Trấn Hà, xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến nhân sự do Nhật - Pháp lập ra trước đây làm tay sai cai trị nhân dân.

Sau hiệp ước Pháp – Hoa 2/1946, Quốc dân đảng Trung Quốc nhường cho Pháp vào miền Bắc Đông Dương, Quốc dân đảng Trung Quốc tiếp quản quyền lợi của Pháp tại Trung Quốc. Trước lúc giao thời, Tỉnh ủy Yên Bái đã thành lập Ban cán sự đảng Văn Bàn lên để lãnh đạo giành chính quyền. Do ta chưa có cơ sở cách mạnh trong nội địa châu Văn Bàn, nên chưa có cán bộ tại chỗ, chưa tuyên truyền được chủ trương của đảng đến nhân dân. Do vậy Ban cán sự Đảng gồm 5 đồng chí, do đồng chí Đào Đình Bảng làm trưởng ban, không công bố lộ diện là Ban cán sự Đảng chỉ công bố là đoàn đại diện Đảng bộ Việt Minh của tỉnh lên tuyên truyền thuyết phục chính quyền phong kiến tham gia giải phóng dân tộc. tại Bảo Trấn Hà đoàn đã cùng các chức dịch trong chính quyền phong kiến châu Văn Bàn do Quốc dân đảng dựng lên thỏa hiệp và tổ chức Hội nghị các hào lý tại Châu lỵ Dương Quỳ để tuyên bố giải tán chính quyền cũ thành lập chính quyền nhân dân do Việt Minh lãnh đạo, nhân sự chính quyền nhân dân chủ yếu là nhân sự trong chính quyền phong kiến Quốc dân đảng lập ra và ta bố trí các thành viên trong đoàn đại diện Việt Minh tham gia một số chức vị quan trọng. Tương tự tại các xã cùng thay đổi tên bộ máy chính quyền, chức vụ bộ máy chính quyền, nhân sự cơ bản giữ nguyên các nhân sự chính quyền phong kiến cũ, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh.

Đảng bộ Việt Minh huyện được thành lập, đồng chí Đào Đình Bảng là Bí thư. Chớp thời cơ Đảng bộ Việt minh đã tuyên truyền chủ trương chính sách của đảng và nhà nước tới nhân dân xây dựng hệ thống cơ sở cách mạng ở từng xã, hình thành hệ thống đội du kích xã.

Tháng 2/1946 Pháp tái chiếm cơ bản các địa phương phía Tây dải Hoàng Liên. Văn Bàn là cửa ngõ quan trọng vào vùng Tây - Bắc, Pháp đã tập trung chốt giữ Khau Co. Ngày 26/10/1946 ta tập trung lực lượng bí mật xuất quân lên Khau Co. Sáng ngày 27/10/1946, ta chia thành ba mũi tấn công đồn địch, bị bất ngờ, địch chủ quan, trận đánh nhanh gọn. Ta tiêu diệt, bắt gọn lực lượng địch chốt tại đồn và thu toàn bộ trang bị, vũ khí địch. Đây là tiếng súng chống Pháp đầu tiên của tỉnh Yên Bái và khu vực trước khi có lệnh toàn quốc kháng chiến. Sau thắng lợi Chính phủ cử đoàn cán bộ lên thăm động viên và phát động nhân rộng trong khu vục. UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định xếp hạng di tích " Địa điểm Chiếng thắng đồn Khau Co" là di tích cấp tỉnh.

Di tích lịch sử Văn hóa "Khu du kích Gia Lan":

Nội địa huyện Văn Bàn là thung lũng lớn bao bọc bởi dày núi lớn thuộc các nhánh núi dải Hoàng liên, giao thông hiểm trở. Do vậy, huyện Văn Bàn trong lịch sử lâu đời là nơi tự quản, chịu sự quản lý lỏng lẻo địa phương cấp trên và trung ương, người Kinh không vào được trong nội địa huyện, nếu vào bằng mọi con đường mưu sinh nào đó đều phải đổi thành dân tộc địa phương. Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng thành công, nhưng trong nội địa Văn Bàn không nhận được những thông tin và chủ trương của Đảng không đến được với nhân dân Văn Bàn. Do đó, đã hai lần Việt Minh bằng mọi cách tiến vào giải phóng Văn Bàn không lộ diện Đảng cộng sản để thuyết phục lực lượng phong kiến hợp tác chống giặc ngoại xâm. Làm chủ địa bàn do chưa có cơ sở cách mạng tại chỗ nên Việt Minh phải bố trí các chức dịch trong chính quyền cũ từ xã lên cấp huyện sắp xếp trong chính quyền mới do Việt Minh lãnh đạo, đứng đầu là đồng chí Đào Đình Bảng - Trưởng ban cán sự Đảng (lúc đó không công bố chức danh Đảng để thuyết phục phong kiến), Bí thư Đảng bộ Việt Minh. Khi địch mạnh, các chức dịch cũ đã phản bội cách mạng, phản bội nhân dân. Đầu năm 1947, Pháp từ phía Tây dải Hoàng liên tập trung lực lượng tái chiếm Văn Bàn. Lúc này, thông qua Việt Minh nhân dân đã nắm được chủ trương của Đảng, Nhà nước, ta đã xây dựng được cơ sở cách mạng tại chỗ. Ngày 27/9/1947 Tỉnh ủy Yên Bái quyết định thành lập Huyện ủy Văn Bàn, do đồng chí Nguyền Hữu Minh tức Minh Đăng làm Bí thư. Dựa vào lực lượng chức dịch trong chính quyền phong kiến được ta bố trí vào bộ máy chính quyền Việt Minh, khi Pháp tái chiếm chúng đã phản bội, để Pháp truy lùng bắt cán bộ và trấn át nhân dân cảm tình với Việt Minh. Đồng chí Bí thư Huyện ủy Minh Đăng bị bắt và hy sinh. Huyện ủy Văn Bàn  phải sơ tán về Làng Nhoi xã Báo Đáp huyện Trấn Yên nay là xã Yên Hưng thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.

          Tháng 2/1948 Tỉnh ủy Yên Bái họp chủ trương đưa cán bộ, các đội vũ trang và đại đội độc lập luồn sâu vào hậu địch xây dựng cơ sở, tiến tới thành lập các khu du kích, phát động quần chúng đấu tranh vũ trang tiêu diệt địch, khẩu hiệu "Biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta".

Huyện ủy Văn Bàn đã thành lập tổ công tác địch hậu do đồng chí Nguyễn Chí làm tổ trưởng. Tổ nhanh chóng bắt mối với những người dân trước đây có cảm tình với Việt Minh, để xây dựng lực lượng du kích tại xã Khánh Yên Thượng (thị trấn Khánh Yên, xã Khánh Yên Thượng ngày nay), xã Khánh Yên Hạ (xã Khánh Yên Hạ, xã Khánh Yên Trung ngày nay), xã Làng Giàng (xã Làng Giàng và xã Hòa Mạc ngày nay) và dựa vào nhân dân sơ tán do Pháp xua đuổi, đàn áp cướp đất xây dựng thiết chế quân sự và nhân dân có cảm tình với Việt Minh để thành lập đội du kích Gia Lan. Có sự che chở đùm bọc của nhân dân, có cơ sở cách mạng, tận dụng vị trí chiến lược, địa hình hiểm trở, Huyện ủy Văn Bàn đã quyết định trở lại Văn Bàn và chọn dải núi Gia Lan làm căn cứ hoạt động du kích, nơi trú ẩn chính của cán bộ chủ chốt. Văn phòng Huyện ủy liên tục di chuyển trên dải núi, không đóng chốt tại một điểm cố định. Trong đó một sự kiện đáng tiếc, được sự che chở của nhân dân xã Dương Quỳ, Văn phòng Huyện ủy đóng tại lán của một hộ dân có khu ruộng Nà Chôông chân đồi Pú Chôông (đồi cây gỗ chôông nhân dân làm thiết bị cán bông) thuộc xã Dương Quỳ nay thuộc xã Thẳm Dương. Tại Nà Chôông, khi du kích ta bắt được 2 biệt kích, do bất cẩn đêm chúng trốn thoát về báo cho đồn Coóc, Pháp đã tổ chức đánh úp, bắt được đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Nhật Ân và chúng đã đưa đi thủ tiêu.

Khu căn cứ du kích là nơi gặp gỡ của cán bộ, bộ đội và du kích; là điểm kết nối liên lạc với tỉnh, với huyện Văn Chấn, huyện Than Uyên; là nơi Huyện ủy bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, quần chúng ưu tú phát triển đảng viên, xây dựng các cơ sở Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chuẩn bị tiếp quản chính quyền cấp xã, cấp huyện. Từ lực lượng du kính Gia Lan đã được tập luyện, trang bị tri thức tổ chức, quản lý, kỹ thuật hoạt động, các chiến sỹ đã đến các xã trong huyện xây dựng lực lượng du kích. Do vậy cơ sở cách mạng, lực lượng du kích tiếp tục được phát triển mạnh từ các xã vùng cao đến các xã vùng thấp trong huyện và thành lập ra các đại đội vũ trang.


Đỉnh dải núi Gia lan

Di tích được UBND tỉnh Lào Cai quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, địa điểm đặt bia di tích tại bản Chiêu xã Khánh Yên Thượng. Pú Gia Lan từ huyền thoại (hiện nay đang lưu truyền trong dân gian một huyền thoại Gia lan về đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân sở tại) đã trở thành hiện thực. Nay nhân dân Văn Bàn cùng với nhân dân trong cả nước vĩnh viễn được sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Gia Lan hiện nay sẽ trở thành điểm đến của khách thập phương, niềm tự hào của nhân dân Văn Bàn về huyền thoại và thực tiễn của tinh thần đấu tranh, bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc trong huyện.


Di tích "Địa điểm chiến thắng đồn Coóc":

Sau tái chiếm hoàn toàn Văn Bàn vào cuối năm 1947, thực dân Pháp đã xây dựng hệ thống 16 đồn bốt, 6 sân bay trên địa bàn huyện. Trong đó đồn đặt tại đồi Coóc xã Khánh Yên Thượng (nay là thị trấn Khánh Yên) là đồn lớn có sân bay, kho lương thực, kho vũ khí, trại lính. Pháp không đặt chỉ huy tại đồn Bảo Hà như trước nữa, chúng chuyển vị trí chỉ huy vào đồn Coóc. Đồn Coóc thường xuyên có 249 binh lính, 3 quan Pháp chỉ huy. Thời cơ đến, ta tập trung tiến đánh các đồn vệ tinh. Ngày 08/11/1950 đại đội 97 tiến đánh đồn bản Khau, đồn bản Ngầu, đồn Pom Ca xã Võ Lao địch phải rút chạy vào đồn Coóc, đồn Dương Quỳ. Ngày 11/11/1950, đại đội 85 đánh đồn Bảo Hà địch tháo chạy về đồn Coóc, tại đồn Ken địch hoang mang tháo chạy về đồn Coóc. Tại đồn Coóc tàn quân lên tới gần hai tiểu đoàn, không quản được lực lượng binh lính thất trận quá đông đang trong trạng thái hoang mang, trước áp lực Đại đội 85 và Đại đội 97 của ta đang tổ chức hiệp đồng tấn công tiêu diệt. Ngày 13/11/1950 tên quan ba Mai - Ly phải rút quân tháo chạy vào Dương Quỳ, thiết chế chỉ huy của địch bị phá vỡ, mất hiệu lực. Lợi thế Đại đội 85 và Đại đội 97 của ta, cùng lực lượng du kích hiệp đồng theo thế gọng kìm uy hiếp. Ngày 16/11/1950 buộc địch phải chạy tháo vào Minh Lương để thoát sang Than Uyên. Đến Pác Xây (cửa suối Nậm Xây) vướng suối buộc chúng phải quay súng chống cự. Hiệp đồng chặt chẽ, ta đã tiêu diệt và bắt sống phần lớn lực lượng địch, một số ít thoát khỏi chạy sang than Uyên. Văn Bàn giải phóng, hằng năm đến ngày 16/11 Đảng bộ và Nhân dân Văn Bàn kỷ niệm ngày giải phóng. UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định xếp hạng "Địa điểm chiến thắng đồn Coóc " là di tich cấp tỉnh. Bia di tích đặt tại tổ dân phố số 6 thị trấn Khánh Yên ngay khu vực sân chào cờ của quân lính Pháp tại đồn Coóc.

Di tích "Địa điểm chiến thắng đồn Dương Quỳ"

Năm 1900, Toàn quyền Đông Dương của Pháp ra Nghị định thành lập tỉnh dân sự Yên Bái. Năm 1905, tiếp tục Toàn quyền Đông Dương của Pháp nghị định chuyển tổng Dương Quỳ thuộc châu Chiêu Tấn về châu Văn Bàn, chuyển châu Văn Bàn, châu Lục Yên sáp nhập vào tỉnh Yên Bái. Sau đó Pháp chuyển châu lỵ Văn Bàn vào trung tâm xã Dương Quỳ. Tại Bảo Trấn Hà thuộc xã Khảo Bàn (khu vực xã Bảo Hà nay) và Trại Khánh An (xã Tân An, xã Tân Thượng ngày nay), Pháp đặt đồn chỉ huy phụ trách khu vực. Châu lỵ Dương Quỳ, Pháp xây dựng công trình hợp khối giữa trụ sở thường trực của chính quyền phong kiến châu, nơi trường trực của quan Pháp thực hiện nhiệm vụ áp sát chính quyền phong kiến làm tay sai thống trị, bóc lột nhân dân và đồn lính bao quát khu vực.

Sau khi thất trận, Pháp từ đồn chỉ huy đồn Coóc phải bức rút vào Dương Quỳ, thiết chế chỉ huy Pháp tại Văn Bàn bị phá vỡ hoàn toàn. Ngày 16/11/1950 với sự phối hợp của Đại đội 85 từ khu vực Khánh Yên lên, Đại đội 97 từ Võ Lao qua xã Võ Lao Mán (Nậm Dạng hiện nay) xã Làng Giàng (khu vực Hòa Mạc hiện nay), xã Dương Quỳ Mán (Dần Thàng hiện nay) hiệp đồng với lực lượng du kích địa phương tập trung đánh đồn Dương Quỳ. Bị sức ép địch tiếp tục chạy về phía Minh Lương để sang Than Uyên, khi đến Pác Xây (cầu Nậm Xây hiện nay) vướng suối, địch phải dừng lại và nổ ra trận chiến đấu quyết liệt. Với sự phối hợp chặt chẽ, tinh thần đấu tranh dũng cảm của các lượng phía ta, đã tiêu diệt và bắt gọn một đại đội địch, thu trên 100 súng các loại, đây là trận đánh quyết định,Văn Bàn được giải phóng. Văn Bàn giải phóng đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, tạo ra bước ngoặt mới trong phong trào cách mạng của huyện. góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên toàn quốc đến thắng lợi hoàn toàn.

Di sản văn hóa phi vật thể.

Văn Bàn được tự nhiên ưu ái, vùng thung lũng kẹp giữa hai giải núi lớn Hoàng Liên và Con Voi, có sông Hồng chảy qua, rừng nguyên sinh, độ tán che phủ của rừng trên diện tích tự nhiên tỷ lệ lớn, hiện nay trên 60% diện tích, đất có nhiều khoáng chất độ phì cao, khí hậu thung lũng nội địa được điều hòa của những cánh rừng và hòa với khí hậu sông Hồng, địa hình nhiều bòn địa lớn nhỏ, hệ thống suối, khe chằng chịt thuận lợi canh tác phát triển lúa nước. Nơi đây con người sớm phát hiện những tiềm năng về tự nhiên ưu ái để canh tác phát triển lúa nước. Nền văn minh lúa nước sớm phát triển có bề dày hàng nghìn năm. Văn minh lúa nước đã hình thành lên nếp sinh sống quần cư trên các hẽm núi, bồn địa hình thành nền văn hóa mang tính cộng đồng cao. Văn minh lúa nước là nguyên khí bảo vệ sinh thái rừng thế mạnh của Văn Bàn. Nếp sống quần cư tạo ra vô vàn di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn gìn giữ, là tiềm tàng phát triển kinh tế du lịch, là nền tảng của trật tự an ninh, quốc phòng và sức mạnhphát triển kinh tế - xã hội. Những di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đang được bảo tồn, phát huy giá trị là cơ sở tiềm tàng xúc tiến du lịch:

1. Làn điệu "Khắp nôm" Tày;

2. Nghi lễ cầu làng "Áy Lay" Dao họ;

3. Lễ hội xuống đồng "Lồng tồng" dân tộc Tày;

4. Chữ Nôm Dao của người Dao;

5. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục người Xa phó;

6. Bài trí trang phục Người Dao đỏ;

7. Nghi lễ cúng rừng "Khoi kim" người Dao đỏ;

8. Nghi lễ Then Tày và đã được UNETSCO công nhận là di sản văn hóa đại diện nhân loại;

9. Tín ngưỡng thờ Mẫu và đã được UNETSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

10. Kéo co người Tày;

11. Lễ cấp sắc người Dao;

12. Lễ cúng Thổ công bản người Tày;

13. Nghi lễ Mo Tham Thát người Tày xã Làng Giàng;

14. Kéo co người Giáy;

Các di sản văn hóa phi vật thể UBND tỉnh đã trình chờ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét công nhận:

15. Nghi lễ cúng rừng của người Giáy xã Làng Giàng;

16. Nghi lễ Then Khoăn  của người Tày, UBND tỉnh đã trình chờ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét công nhận.

17. Lễ cơm mới người Xa phó, UBND tỉnh đã trình chờ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét công nhận;

18. Nghi lễ cúng rằm tháng Bảy người Mông Xanh xã Nậm Xé, UBND tỉnh đã trình chờ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét công nhận;

Xếp hạng di tích.

1. Đến cô xã Tân An di tích quốc gia;

2. Đền Ken Di tích cấp tỉnh;

3. Di tích Khu du kích Gia Lan xã Khánh Yên Thượng xếp hạng cấp tỉnh;

4. Di tích "Địa điểm chiến thắng đồn Khau Co" xếp hạng cấp tỉnh;

5. Di tích "Địa điểm chiến thắng đồn Coóc" xếp hạng cấp tỉnh;

6. Di tích "Địa điểm chiến thắng đồn Dương Quỳ"  cấp tỉnh;

7. Di tích "Phế tích đồn Trấn hà" xã Tân An, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình chờ UBND tỉnh xét xếp hạng cấp tỉnh.

 

Tạ Minh Khuê - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin sưu tầm

Tạ Minh Khuê - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin sưu tầm
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !