Huyện Văn Bàn đánh giá kết quả công tác Phổ cập giáo dục, Xóa mù chữ năm 2023
Lượt xem: 138

         Huyện Văn Bàn được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Chống mù chữ năm 1998, đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2004; đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 2006; đạt chuẩn Phổ cập Mầm non trẻ 5 tuổi năm 2013. Toàn huyện có 85 trường học, trong đó: 27 trường Mầm non, 28 trường Tiểu học, 24 trường thuộc loại hình trường Trung học cơ sở, 04 trường Trung học phổ thông, 01 trường PTDTNTTHCS&THPT, 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên.

         Với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội, của chính quyền địa phương và đóng góp của Nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục cụ thể và thiết thực đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện Văn Bàn thực hiện hiệu quả các mục tiêu Phổ cập giáo dục (PCGD), xóa mù chữ (XMC) năm 2023. Trong quá trình thực hiện đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện các mục tiêu PCGD, XMC. Kinh tế - xã hội có sự phát triển, đời sống Nhân dân đang dần được cải thiện, nhu cầu và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được ưu tiên đầu tư, chất lượng đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng lên. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh.

         Theo kết quả đánh giá năm 2023, trên địa bàn huyện có tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần luôn đạt từ 98% trở lên.   

          * Về chất lượng đối với các cấp học được đánh giá, cụ thể:

         Đối với Mầm non: 100% trẻ đến trường được an toàn về thể chất và tinh thần. 100% được theo dõi sức khỏe trên biểu đồ phát triển cụ thể như trẻ phát triển bình thường về cân nặng: 6179 /6435 trẻ, đạt 96 %; tăng 5,58 % so với đầu năm; trẻ phát triển bình thường về chiều cao: 6040/6435 trẻ, đạt 93,9 %; tăng 3,2 % so với đầu năm; trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân: 222/6435 trẻ, chiếm 3,4%; giảm 5,3% so với đầu năm; trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: 395/6435 trẻ đạt 6,1%; giảm 3,2% so với đầu năm… Chất lượng giáo dục có 6.417/6.421 trẻ, đạt 99,9%, tăng 19,7 % so với đầu năm học và bằng với năm học 2021-2022 (14 trẻ khuyết tật đánh giá theo KH giáo dục cá nhân).  Đối với Tiểu học: Tổng số học sinh HTCTTH: 2.006 học sinh, chưa hoàn thành 09 học sinh (lưu ban); số học sinh được nghiệm thu, bàn giao lên lớp 6: 2.027/2.036 học sinh, đạt 96,6%, giảm 0,4% so năm học 2021-2022. Tổng số học sinh lớp 1, 2, 3 toàn huyện: 5.899 học sinh và 45 học sinh học theo phương thức hòa nhập, trong đó: Hoàn thành xuất sắc: 1.493/5.899 học sinh đạt 25,0% giảm 1,9% so năm học 2021-2022; Hoàn thành tốt: 2.096/5.899 học sinh đạt 37,0% tăng 0,7% so năm học 2021-2022; Hoàn thành: 2.235/5.899 học sinh đạt 37,0% tăng 1,3% so năm học 2021-2022; Chưa hoàn thành: 69/5.899 học sinh chiếm 1,0% giảm 0,1% so năm học 2021-2022.

         Đối với THCS: Tổng số học sinh được đánh giá xếp loại theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT: Tốt: 206/3.533 chiếm 5,83%, Khá: 1.457/3.533 chiếm 41,23%, Đạt: 1.858/3.533 chiếm 52,6%. Tổng số học sinh được đánh giá xếp loại theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT: Giỏi: 73/1.610 chiếm 4,53%, Khá: 708/1.610 chiếm 44%, Trung bình: 810/1.610 chiếm 50,3%, Yếu: 13/1.610 chiếm 0,8%, Kém: 6/1.610 chiếm 0,37%. Tổng số học sinh được đánh giá xếp loại theo mô hình trường học mới: Hoàn thành tốt 187/1.711 chiếm 10,9%, Hoàn thành: 1.488/1.711 chiếm 87%, Có nội dung chưa hoàn thành 36/1.711 chiếm 2,1%. Kết quả xét công nhận tốt nghiệp THCS: 1.644/1.1645 đạt 99,93%. Đồng thời tổ chức tham gia các kỳ thi, cuộc thi như Kì thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện có 1.085 học sinh tham gia, 463 học sinh đạt giải (22 giải nhất, 89 giải nhì, 147 giải ba, 206 giải khuyến khích); cấp tỉnh có 96 học sinh tham gia, 51 học sinh đạt giải (01 giải nhất, 04 giải nhì, 17 giải ba, 29 giải khuyến khích); Cuộc thi KHKT: Cấp huyện 71 dự án dự thi, 35 dự án đạt giải (Giải nhất: 03 dự án; Giải nhì: 06  dự án; Giải ba: 10 dự án; Giải tư: 16 dự án); cuộc thi cấp tỉnh có 06 dự án dự thi, 05 dự án đạt giải (02 giải ba, 03 giải Tư), Phòng GD&ĐT đạt giải ba toàn đoàn; Ngày hội chuyển đổi số và giáo dục STEM cấp tỉnh với 01 giải nhất, 01 giải ba...

anh tin bai

Thi Trạng nguyên tiếng Việt tại Trường TH Khánh Yên

         Đối với THPT: Tổng số học sinh được đánh giá xếp loại 3.037/3.039 (02 học sinh học hòa nhập không đánh giá), trong đó: 2.987/3.037 đạt 98,4% từ Trung bình trở lên, cụ thể: Giỏi 331 đạt 10,8%, khá 1.503 đạt 49,5%, trung bình 1.153 đạt 38,0%, yếu 50 đạt 1,6%. Tham gia các kì thi các cấp: 327 giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa (222 giải cấp trường; 99 giải cấp tỉnh); 06 giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. Kết quả kì thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT: có 927/929 học được công nhận tốt nghiệp đạt 99,78%.

         Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản trị trường học; từng bước ứng dụng chuyển đổi số trong trường học, thực hiện chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ngành và dữ liệu PCGD-XMC, quản lý, lưu trữ, sử dụng hồ sơ sổ sách tinh gọn, khoa học, đúng quy định về hồ sơ sổ sách, đánh giá chuyên môn thông qua kiểm tra kỹ năng tin học, soạn bài bằng máy tính và ứng dụng CNTT trong dạy học, gắn việc ứng dụng CNTT thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học tại lớp. Trẻ được làm quen với tin học, tham gia học Kidsmart; mỗi GV có ít nhất 1 hoạt động/tuần có ứng dụng CNTT.

         Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT đã được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm chỉ đạo sát sao, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức CT-CH trong công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh. Công tác tư vấn, tuyên truyền định hướng cho học sinh sau tốt nghiệp ở các trường THCS, THPT đã được thực hiện thường xuyên và từng bước đạt hiệu quả. Tính đến hết tháng 11 năm 2023 huyện Văn Bàn có 1.644 học sinh tốt nghiệp THCS và 927 học sinh tốt nghiệp THPT; đã huy động 1.445 học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT và Trung tâm GDNN-GDTX, học Cao đẳng nghề và học nghề ngắn hạn 3-6 tháng đạt 87,9%. Trong đó học THPT và Trung tâm GDNN-GDTX đạt 76,34%; học Cao đẳng nghề và học nghề ngắn hạn 3-6 tháng đạt 11,56%

         Trong năm 2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức rà soát thực hiện tốt việc chi trả các chính sách hỗ trợ về giáo dục cho học sinh vùng dân tộc các chế độ như sau: Hỗ trợ ăn trưa theo Nghị quyết 29/2020/NĐ-HĐND với 586 trẻ (330.080.000 đồng); Hỗ trợ ăn trưa theo Nghị quyết 116/NĐ-CP vơi 2.569 trẻ (7.395.840.000 đồng); Hỗ trợ ăn trưa theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP với 2.721 trẻ (1.740.800.000 đồng); Hỗ trợ chi phí học tập với 11.049 học sinh (6.628.200.000 đồng). Đảm bảo chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập học sinh khuyết tật cho 121 học sinh (750.684.000 đồng).

         Với mục tiêu huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo huyện đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm tăng cường đẩy mạnh XHHGD để góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Năm học 2022-2023 tổng nguồn lực xã hội hóa đạt trên 7,5 tỷ đồng (bao gồm ngày công lao động, đóng góp ủng hộ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân các nhà hảo tâm và đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ học sinh) để xây dựng bổ sung các phòng học, công trình vệ sinh, nhà mái vòm và các công trình phụ trợ khác….

          * Chất lượng phổ cập giáo dục luôn đảm bảo, cụ thể:

         Đối với MN: Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến trường, lớp 1.685/1.685 trẻ em, đạt 100% (có 06 trẻ khuyết tật học giáo dục hòa nhập), Trẻ em 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (số liệu tháng 5/2023): 1.919/1.919 trẻ đạt 100%. Tỷ lệ huy động trẻ em 4 tuổi đến trường, lớp: 1.635/1.636 trẻ, đạt 99,9% (có 04 trẻ khuyết tật học hòa nhập). Trẻ em 4 tuổi HTCT giáo dục mầm non (tính đến tháng 5/2023): 1.683/1.684 trẻ em, đạt 99,9%.  

         Đối với TH: Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi (sinh năm 2017) vào lớp 1: 1.914/1.914 đạt 100%. Trẻ 11 tuổi (sinh năm 2012) hoàn thành chương trình Tiểu học: 2.027/2.036 đạt 96,6% (21 học sinh học theo phương thức hoà nhập); số còn lại đang học tiểu học: 09 (lớp 5: 09 học sinh).

         Đối với THCS: Tổng số trẻ 11 đến 14 tuổi HTCTTH: 7.298/7.345 đạt 99,36%. Tổng số trẻ HTCTTH tiểu học vào học lớp 6 (năm học 2023-2024): 2.023/2.024 HS, đạt tỷ lệ 99,95% (01 học sinh chuyển đi ra ngoài huyện); Tổng số đối tượng trong độ tuổi 15 đến 18 tuổi có bằng Tốt nghiệp THCS: 6.102/6.304 người đạt tỷ lệ 96,8%. Thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi đã và đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc giáo dục nghề nghiệp 4471/6102 đạt 73,3%. Tỷ lệ thanh niên 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THPT và tương đương đạt 92,3%.

         Năm 2023 mở tổng số 08 lớp xóa mù chữ với 150 học viên đạt 100% so với kế hoạch của huyện. Số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi biết chữ mức độ 2 là: 7/7 người đạt 100% nâng tỷ lệ người biết chữ mức độ 2 là 99,78% so với năm 2022 tăng 0,17%. Số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi biết chữ mức độ 2 là: 93/93 người đạt 100% nâng tỷ lệ người biết chữ mức độ 2 là 97,64% so với năm 2022 tăng 0,5%.

         Bên cạnh nhưng kết quả ghi nhận của ngành giáo dục đạt được vẫn còn những khó khăn, tồn tại như trên địa bàn huyện có 10/22 xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dân cư các xã phân bổ không tập trung; số hộ nghèo ở các xã, thôn bản vùng cao chiếm tỷ lệ khá cao, đời sống của một bộ phận không nhỏ Nhân dân còn nghèo làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động, duy trì số lượng và đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của người học. Trình độ dân trí không đồng đều nhất là đối với các xã vùng cao, phong tục tập quán lạc hậu, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục. Điều kiện cơ sở vật chất trường học còn thiếu: phòng chức năng, công trình phụ trợ. Nhiều đơn vị trường học thiếu giáo viên chuyên biệt, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Một số xã còn hạn chế trong công tác tuyên truyền, chưa có biện pháp hiệu quả trong huy động học sinh ra lớp dẫn đến tỉ lệ chuyên cần ở một số đơn vị chưa cao, học sinh nghỉ học theo gia đình đi làm nương, học sinh còn nghỉ học tự do đặc biệt là những ngày mùa, ngày kiêng (Nậm Xây, Dần Thàng, Sơn Thủy,...) làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, chất lượng các tiêu chí của phổ cập giáo dục.  Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT, học nghề ở một số xã đặc biệt khó khăn còn thấp; tỷ lệ thanh niên 18-21 tuổi có bằng tốt nghiệp THPT và tương đương còn thấp; chất lượng giáo dục ở một số xã đặc biệt khó khăn mặc dù đã chuyển biến nhưng còn chậm; một số học sinh người dân tộc thiểu số hạn chế về năng lực tiếng Việt.

         Để khắc phục những khó khăn, tồn tại, UBND huyện đã chỉ đạo tập trung triển khai các giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như: Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong tổ chức, thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC. Thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời cơ chế, chính sách hỗ trợ của Đảng, của Nhà nước và của tỉnh đối với vùng cao, vùng dân tộc thiểu số để Nhân dân yên tâm cho con em đi học. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ, giáo viên thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục theo qui định. Tập trung chỉ đạo quyết liệt để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo PCGD các cấp, trọng tâm là cấp xã. Tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực tham mưu của hiệu trưởng các đơn vị trường học...
Hoàng Hằng - ĐU. Khánh Yên Trung
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner