Huyện Văn Bàn chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới theo Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Lượt xem: 238

         Trên địa bàn huyện Văn Bàn 6.960 cơ sở thực phẩm. Trong đó số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc ngành Nông nghiệp quản lý: 6.175 cơ sở; số cơ sở ngành Công thương quản lý: 447 cơ sở; số cơ sở dịch vụ ăn uống ngành Y tế quản lý: 338 cơ sở.

anh tin bai

Đoàn kiểm tra liên ngành huyện kiểm tra

công tác quản lý Nhà nước về ATTP tại UBND xã Nậm Xé

 

         Với mục đích nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, các ngành nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập trong nước và quốc tế. Phát huy các kết quả đạt được trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về tầm quan trọng sống còn đối với sức khỏe, hạnh phúc của từng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển  của đất nước; từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập cả về thể chế và thực thi pháp luật của công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm; bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong thời gian tới. UBND huyện Văn Bàn đã cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo tại các Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các địa phương tổ chức triển khai đồng bộ các nội dung hoạt động  công tác an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn huyện.

         Trong năm 2023, UBND huyện tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh, an toàn thực phẩm, tập trung tuyên truyền vào các nội dung trọng tâm về trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật ATTP; vai trò trách nhiệm của nhà quản lý, kiến thức khoa học, pháp luật về ATTP nhằm phòng tránh ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm; tuyên truyền kiến thức ATTP theo bộ tranh phòng ngừa ngộ độc nấm độc, ngộ độc rượu; mười nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn; tuyên truyền kiến thức ATTP theo bộ tranh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng để bảo vệ an toàn cho con người và vật nuôi; thông báo nguyên nhân các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh. Trong năm đã thực hiện tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, truyền hình huyện 30 lượt và 08 tin bài tuyên truyền; tuyên truyền trên loa phát thanh 609 lượt; trực tiếp 178 buổi với 7.938 người nghe; ký cam kết đảm bảo ATTP giữa UBND các xã, thị trấn với các hộ gia đình khi tổ chức bữa ăn đông người 622 hộ; phổ biến, hướng dẫn về sản xuất thực phẩm an toàn và tổ chức cho các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn với 778 hộ.

         Thành lập 83 đoàn kiểm tra chuyên ngành và liên ngành (10 đoàn tuyến huyện; 73 đoàn tuyến xã) trong các đợt cao điểm, tiến hành kiểm tra rà soát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nhằm phát hiện và xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Tổng số cơ sở được kiểm tra 709 cơ sở, trong đó 701/709 cơ sở đạt ATTP (chiếm 98,8%), 08/709 cơ sở không đạt ATTP và chuyển hồ sơ về Đội Quản lý thị trường số 4 tiến hành xử phạt hành chính đối với 08 cơ sở với số tiền 11.400.000 đồng, thực hiện tiêu hủy 02 loại thực phẩm với 49,5kg thực phẩm rắn và 40,5 lít thực phẩm lỏng.

         Tăng cường chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an ninh, an toàn thực phẩm, trong năm đã thực hiện nghiêm túc việc nhận và gửi văn bản điện tử hoàn toàn trên môi trường mạng qua phần mềm quản lý văn bản điều hành VNPT-iOffice; đồng thời giải quyết thủ tục hành chính về cấp Giấy ATTP qua dịch vụ công trực tuyến VNPT-Igate (đã cấp 43 Giấy chứng nhận ATTP năm 2023 qua cổng DVC).

         Khuyến khích, tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất thành lập mới HTX, mở rộng sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; tăng cường xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm đến thị trường trong và ngoài nước. Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện trong việc trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng tham gia tại các cuộc hội chợ, triển lãm... Năm 2023, có 8 sản phẩm được công nhận hạng sao OCOP 3 sao (có 4 chủ thể có sản phẩm đạt sao OCOP: 02 HTX và 02 cá nhân). Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu.

         Để duy trì các kết quả đạt được, UBND huyện đã đưa ra phương hướng thực hiện năm 2024 tập trung vào các nội dung chủ yếu: Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm cho Nhân dân, đặc biệt quan tâm truyền thông phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm cho vùng nông thôn miền núi; tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi các quy định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của luật ATTP; giám sát, theo dõi và thông tin kịp thời các sự cố về an toàn thực phẩm cho Nhân dân biết và lựa chọn thực phẩm an toàn; duy trì các biện pháp để kiểm soát ngộ độc thực phẩm đặc biệt là ngộ độc tập thể và ngộ độc thực phẩm có độc tố tự nhiên…
Hoàng Hằng - ĐU. Khánh Yên Trung
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !