Văn Bàn là địa phương trọng điểm của tỉnh về sản xuất nông nghiệp, Trước thiệt hại do Bão số 3 (Yagi) gây ra khiến hơn 400 ha lúa, ngô bị ngập úng gãy đổ. Nhằm khôi phục sản xuất nông nghiệp, ngay sau khi bão đi qua huyện đã nỗ lực chỉ đạo triển khai các giải pháp trên tinh thần chủ động của các địa phương và mỗi người dân. Góp phần bù đắp sản lượng và giá trị thiệt hại đảm bảo an ninh lương thực.
Tranh thủ những ngày nắng ráo nhân dân thôn bản Pàu xã Dương Quỳ huy động nhân lực ra đồng, buộc dựng những diện tích lúa bị gãy đổ. Đồng thời khẩn chương tiến hành thu hoạch những diện tích lúa đã chín bị đổ, gãy. Thu hoạch , vớt vát những bông lúa đổ rạp mất gấp đôi, gấp ba thời gian và nhân lực mà sản lượng thì giảm sút đi rất nhiều do lúa chưa chắc hạt, có diện tích thì mọc mậm thối giữa. Bà Hoàng Thị La thôn Bản Pàu cho biết: Mọi năm thì không đổ đâu, năm nay ảnh hưởng mưa bão nên mới đổ thôi sản lượng giảm hết một phần giảm 50 %. Nhiều thửa ruộng lúa đã mọc mầm”
Giống như nhiều hộ trong thôn gia đình bà Hoàng Thị Tím vụ hè thu này, tcấy hơn 300 con mạ, mỗi năm cho thu hoạch vài tạ lúa nhưng nay thiệt hại hơn hơn 1 nửa. Hiện gia đình bà đang tích cực gặt nốt diện tích lúa đổ để lấy đất trồng ngô, khoai lang.
Theo thống kê do ảnh hưởng bão, mưa lũ làm gần 20 ha lúa của xã Dương Quỳ thiệt hại ở những mức độ khác nhau. Tùy thuộc vào thực tế các thôn bản xã chỉ đạo giải pháp khắc phục, ngoài biện pháp trước mắt thu hoạch, tập trung đăng ký nhu cầu giống và tiếp nhận nguồn giống phân bổ cho người dân sản xuất. Trước đó chính quyền địa phương chỉ đạo đoàn thanh niên, hội phụ nữ tổ chức các đội đi giúp gia đình có hoàn cảnh neo đơn, gia đình có công với cách mạng, gia đình khó khăn để kịp thời thu hồi các diện tích nông nghiệp ngập úng
Do ảnh hưởng hoàn lưu Bão số 3 (Yagai) cùng với nhiều địa phương của tỉnh Lào Cai. Văn Bàn có mưa to trên diện rộng kéo dài gây thiệt hại về người, tài sản, hoa màu của nhân dân. Ước tổng thệt hại trên 140 tỷ đồng. Trong đó sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp đến an ninh lương thực và thu nhập của người dân. Hơn 373 ha lúa, trên 107 ha Ngô bị ngập úng gãy đổ; mưa lũ cũng làm thiệt hại 23 ha rau màu, trên 85 ha cây lâm nghiệp cùng một số diện tích nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi của người dân bị cuốn trôi mất trắng. Ngành chuyên môn của huyện hiện nay đã phân bổ xong trên 4000 kg hạt giống lúa, ngô, rau đã tiếp nhận, hỗ trợ cho các địa phương của huyện. Vận động nhân dân bố trí trồng xen canh tăng vụ nâng diện tích và khung thời vụ trồng cây đông. Ông Nguyễn Hữu Thiện - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Trên các cánh đồng đã thu hoạch đối với hai giống ngô tẻ và ngô nếp chỉ đạo tròng xong trong tháng 9/2024, và muộn hơn đối ngô trồng bầu. Huyện tập trung chỉ đạo các xã hướng dẫn nhân dân vệ sinh đồng ruộng và sau đó làm đất để đảm bảo yêu cầu tốt nhất cho việc sản xuất cây trồng vụ đông năm 2024”.
Cùng với sự hỗ trợ kịp thời , hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất sau bão lũ sẽ giúp người dân nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế.
Một số hinh ảnh bà con tham gia khôi phục sản xuất nông nghiệp