Được tới thăm và tiếp xúc
với những thương binh, bệnh binh,
người hoạt động cách mạng... từng vào sinh ra tử trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ai
cũng mang trên mình ít nhiều thương tích chiến tranh. Chúng
tôi càng thêm thấu hiểu những hy sinh mất mát ấy và thầm cảm phục nghị lực phi thường của những người lính năm xưa trong đời sống thường nhật của họ. Ở xã
Minh Lương huyện Văn Bàn có nhiều tấm gương người lính vươn lên trong xóa đói,
giảm nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Một khoảng ao nhà ông Đích.
Đến
thăm gia đình thương binh Sầm Văn Đích thôn 1 Minh Hạ, dù đã ngoài 70 tuổi
nhưng ông còn rất minh mẫn. Ông kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của một thời
khói lửa đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên. Ngoài 20 tuổi nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc
ông Đích lên đường nhập ngũ. Để lại vợ và 2 con nhỏ ở quê nhà. Ông tham gia
chiến trường B4 tỉnh Thừa Thiên Huế, đến năm 1970 trong một trận đánh với kẻ thù, ông Đích
bị mảnh bom bắn vào tay gây thương tật hoàn toàn cánh tay trái. Ông được chuyển
về Bắc điều trị trong 3 năm và được giám định thương binh hạng ¾, sau đó ông được xuất ngũ trở về địa phương. Với một cánh
tay không còn khả năng lao động, đau nhức mỗi khi trái gió trở giời, sức khỏe
giảm sút đi nhiều nhưng ông vẫn luôn nỗ lực lao động sản xuất phát triển kinh
tế. Phát huy nghị lực người lính “thương binh tàn nhưng không phế” ông Đích
cùng vợ con tích cực khai phá hơn 1 ha ruộng, trồng cấy mỗi năm thu về hơn 5-6
tấn thóc, tận dụng nguồn thức ăn ông nuôi lợn, gà bán. Tích cóp khi có nguồn vốn kha khá gia đình ông
đầu tư mua bò, trâu. Có lúc đàn trâu bò sinh sản gần 20 chục con, mỗi năm bán
ông để dành ra vài chục triệu đồng. Với sự cần cù chịu thương, chịu khó gia
đình ông dần thoát khỏi đói nghèo vươn lên trở thành hộ khá giả trong thôn, xã.
Đến nay ông đã xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi, mua sắm nhiều đồ
dùng tiện nghi. Thương binh Sầm Văn Đích nhớ lại những ngày đầu gian khó “Ngày ấy nhà
nào cũng nghèo như nhau, có bữa cơm đủ no là hạnh phúc lắm rồi, chiến đấu với
giặc đói phải cần cù, siêng năng mới thành công được”. Thương binh Sầm Văn Đích
chia sẻ: “Còn sức còn lao động” để con cháu học tập noi theo, mặc dù gần 80
tuổi nhưng hằng ngày ông vẫn chăn 5-6 con bò, cắt cỏ thả cá. Với sự nỗ lực không ngừng
nghỉ của mình thương binh Sầm Văn Đích đã được huyện, tỉnh tặng giấy khen, bằng
khen trong các phong trào thi đua “Cựu chiến Binh gương mẫu”.
Rời gia đình ông Đích chúng tôi đến thăm ông
Sầm Văn Cương ở thôn 2 Minh Hạ, thương binh mất sức lao động 69%. Ông nhập ngũ
năm 1966, sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường Miền Nam. Năm 1970
không may bị thương nặng, cụt một
chân ông được chuyển ra bắc điều trị, đến năm 1972 xuất ngũ trở về địa phương. Đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế nhưng chưa lúc nào ông có ý nghĩ buông xuôi. Bởi phẩm chất người lính
“Cụ Hồ” không cho phép ông nản lòng. Giống như nhiều hộ trong xã ông cùng vợ con
khai phá ruộng nước, đào ao thả cá... đến khi cuộc sống thoát khỏi bữa đói bữa
no, nhận thấy địa hình gia đình thuận lợi cho việc buôn bán ông đã mở cửa hàng
bán giường tủ phục vụ nhân dân. Đến nay cửa hàng ông vẫn duy trì và mở rộng đem
lại nguồn thu nhập ổn định. Trong các hoạt động của địa phương gia đình ông luôn
gương mẫu tham gia, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của
nhà nước. Hàng năm được công nhận gia đình văn hóa. Phát huy phẩm chất người
lính ở thời bình vừa là trách nhiệm nghĩa vụ của tất cả người lính năm xưa.
Thương binh Sầm Văn Cương chia sẻ.
Hiện
nay xã Minh Lương có 41 đối tượng là thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách
người có công với cách mạng. Hàng năm Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền địa
phương đã có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm đời sống vật chất và
tinh thần của các thương binh, bệnh binh gia đình chính sách. Như: Thăm hỏi
tặng quà dịp lễ tết, ngày kỉ niệm, thực hiện tốt chế độ chính sách, hỗ trợ làm
nhà tình nghĩa... Những việc làm đó thể hiện đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân
tộc Việt Nam. Là nguồn động viên to lớn tới các thương binh, bệnh binh
Bằng
ý chí nghị lực vươn lên, nhiều CCB mang trên mình thương tích của chiến tranh trở về với
đời thường vẫn luôn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” vươn lên xóa đói giảm
nghèo. Góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Ông Sầm Văn Đích, Sầm Văn Cương chỉ là hai trong số những thương binh
tàn nhưng không phế. Là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Lệ Duyên - Đài TT-TH huyện