Bệnh Khô vằn hại lúa và biện pháp phòng trừ
Lượt xem: 288
Hiện nay trên các trà lúa của huyện Văn Bàn đang giai đoạn Làm đòng - trỗ bông. Qua kiểm tra thực tế một số xã như: Võ Lao, Văn Sơn, Khánh Hạ, Liêm Phú... đã bị nhiễm bệnh khô vằn gây hại với tỷ lệ, diện tích nhiễm cao. Chính vì vậy để đảm bảo năng suất và sản lượng vụ mùa Trạm Bảo vệ thực Vật hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng gây bệnh và cách phòng trừ như sau:

Bệnh khô vằn hại lúa:

Triệu chứng bệnh: Bệnh khô  vằn hại phổ biến trên lúa, ngô, mía... Trên lúa bệnh hại các bộ phận như phiến lá, bẹ lá, cổ bông. Vết bệnh to, không có hình dạng cố định, vết bệnh lan rộng như vết lang ben, dạng đám mây, vằn da hổ, màu xám lục. Bệnh lan dần từ các bộ phận lá phía dưới thấp lên trên tới lá đòng. Bẹ lá, lá và các bộ phận bị bệnh khô lụi sớm, vàng xơ xác, nghẹn đòng, bông lép.

Bệnh nặng có thể làm giảm năng suất đáng kể, trung bình từ 15-40%.

Nguyên nhân gây bệnh: Do các hạch nấm bảo tồn trên đồng ruộng, trên tàn dư, nổi trên mặt nước bám vào gốc bẹ lá lúa sau khi cấy. Từ vết bệnh ban đầu, sợi nấm mọc dài lây lan ra chung quanh từ lá này lên lá khác, cây này sang cây khác. Những hạch nấm này gặp nước lại lan rộng ra, phát triển thành sợi tái xâm nhiễm trên đồng ruộng hoặc đến cuối vụ hạch sẽ bảo tồn lại lâu dài trên đất, trở thành nguồn bệnh cho vụ sau.

Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh: Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 24-320C và ẩm độ cao trên 90% nhất là vào mùa mưa, ẩm ướt, cây trồng ở mật độ dày. Cho nên bệnh thường gây hại nặng hơn vào vụ mùa, hè thu so với vụ xuân.

- Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nước ruộng không thích hợp, ruộng để khô hạn, bón nhiều phân đạm, cấy dầy.....

- Bệnh thường phát sinh phát triển nhanh từ giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng - sau trỗ.

- Bệnh gây hại nhiều trên hầu hết các giống lúa mới hiện nay trồng ở nước ta.

Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, hủy bỏ tàn dư, cày sâu vùi lấp hạch nấm.

- Gieo cấy với mật độ thích hợp, không tăng mật độ cấy, bón phân cân đối kết hợp bón kali, phân chuồng.                                                                                                                                                    

- Khi mới nhiễm bệnh ngừng bón phân đạm, tháo cạn nước phơi ruộng vài ngày xong mới tháo nước vào.

- Phun thuốc kịp thời khi bệnh mới xuất hiện từ 1-2 lần ( cách nhau 5-7 ngày) bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Anvil 5-10EC, Validacin 3.SL, Tilt Super 300ND, Cabendazim 50WP... phun vào giai đoạn trước trỗ 10-15 ngày.

 *Chú ý: Liều lượng trên nhãn mác bao bì, phun phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.

Vũ Đức Long

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner