Thách thức và các mối đe dọa của Việt Nam liên quan đến an ninh mạng và một số giải pháp chủ yếu của tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 311

Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị và đang trở thành ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam, tốc độ phát triển hàng năm cao so với các nước trong khu vực, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng. Chỉ trong vài năm độ phủ sóng về công nghệ đã đi khắp các vùng miền từ thành phố tới nông thôn. Mà điển hình là mạng internet và các sản phẩm công nghệ. Chúng đã trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, dù ở bất cứ nơi đâu, tác động đến bất cứ ai, từ trẻ em cho tới người cao tuổi. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị từ trung ương tới địa phương thì công nghệ thông tin lại càng có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Chính phủ Việt Nam nhận định ngành công nghệ thông tin vẫn đang trên đà phát triển và sẽ lớn mạnh hơn nữa trong thời gian tới và sẽ nhanh chóng trở thành một bộ phận sống còn, quyết định sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, công nghệ thông tin của Việt Nam hiện nay vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Internet đã và đang làm thay đổi rất nhiều trong hoạt động thường nhật của người dân cũng như các công tác của các tổ chức lớn, nhỏ. Internet giờ đây là một phương tiện phổ biến giúp hàng trăm triệu người trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau. Việt Nam là một trong những nước có số lượng người dùng Internet cao nhất trong những năm gần đây. Tuy nhiên, theo báo cáo toàn cầu của ITU năm 2018 về an toàn an ninh mạng, Việt Nam hiện thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng toàn cầu và hiện xếp thứ 5 về chỉ số an toàn an ninh mạng tại khu vực ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Myanmar.

Tại Việt Nam hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy Internet đã len lỏi vào tất cả các ngõ ngách của cuộc sống, từ một người nông dân, một người công nhân, học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sĩ công nhân đều có thể tìm được thông tin trên Internet. Để có được sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam ngày hôm nay, cần ghi nhận sự phát triển vượt bậc của hạ tầng viễn thông, CNTT tại Việt Nam. Từ con số 0 của những năm đầu ở thập niên 90, Việt Nam đã trở thành một trong những nước triển khai mạng 2G từ rất sớm và tiếp tục phát triển lên 3G, 4G, 5G với hạ tầng viễn thông Internet phủ rộng trên khắp lãnh thổ, từ thành thị đến nông thôn, miền núi và hải đảo.

Có thể nói có rất nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn trong việc sử dụng mạng internet, nhiều nguy cơ đe dọa đến an ninh trật tự của quốc gia và từng địa phương. Nhất là tội phạm công nghệ cao lợi dụng các website phát tán virus để thu thập thông tin cá nhân: Họ tên đăng nhập, số điện thoại, các mối quan hệ, email, mã số tài khoản tín dụng ngân hàng, mật khẩu… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền, thậm chí tống tiền nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu trong các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong việc sử dụng internet chủ yếu là do cơ sở hạ tầng về đảm bảo an toàn thông tin còn yếu, bên cạnh đó là từ người dùng chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo mật thông tin, dữ liệu của cá nhân khi tham gia vào mạng xã hội.

Nếu không gian mạng quốc gia không được bảo vệ, các bí mật nhà nước sẽ bị lộ, lọt; các hạ tầng quan trọng của quốc gia như hệ thống thông tin hàng không, điện lưới quốc gia, giao thông đường bộ, các cơ sở công nghiệp trọng yếu sẽ bị phá hủy; hệ thống tài chính, ngân hàng và nhiều lĩnh vực khác bị đình trệ hoặc rối loạn hoạt động. Không những thế, không gian mạng còn có thể gây nguy hại cho cơ quan, tổ chức, trường học, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, gia đình và cá nhân.

Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất năm 2018. Trong khi đó, nhận thức của người dân về an ninh mạng còn rất hạn chế, tầm quan trọng của an ninh mạng đối với kinh doanh, tài chính và an ninh quốc gia tuy được đánh giá đúng như do cơ sở hạ tầng bảo vệ không gian mạng có giá thành rất cao gây nhiều khó khăn cho công tác đầu tư. Hiện nay, có rất nhiều mối đe dọa về vấn đề an ninh mạng và ngày càng tinh vi hơn. Đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 bùng nổ, Việt Nam sẽ phải đối mặt và chịu nhiều ảnh hưởng bởi những thay đổi phức tạp của an ninh mạng. Theo thống kê cho thấy năm 2017 và 2018, số lượng lỗ hổng an ninh tăng đột biến với hơn 15.700 lỗ hổng, gấp khoảng 2,5 lần những năm trước đó; năm 2018, hơn 9.300 cuộc tấn công vào mạng Việt Nam, hơn 1,6 triệu lượt máy tính bị mất dữ liệu. Khi công tác bảo mật hệ thống mạng không được coi trọng đầu tư đúng mức, không gian mạng sẽ bị phát tán mã độc, bị tấn công, gây thiệt hại về tài sản, tinh thần, sức khỏe, thậm chí cả tính mạng con người. Vì vậy, nâng cao ý thức làm chủ và bảo vệ không gian mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân là rất quan trọng và cấp thiết.

Cùng với sự phát triển không ngừng của các dịch vụ Internet, đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các kết nối không dây 3G, 4G, 5G, mạng xã hội, các thiết bị di động thông minh và dịch vụ điện toán đám mây, các cán bộ, công chức, viên chức và người dân đã thực hiện việc tương tác nhiều hơn trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính, việc trao đổi, cung cấp các thông tin giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan, đơn vị cũng được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác hơn, tiết kiệm được thời gian, kinh phí và công sức khi thực hiện giải quyết

 tương tác đa chiều hơn, phản ánh sinh động, tức thời hơn với mọi mặt đời sống và các mối quan hệ xã hội. Chính điều này đã biến Internet trở thành không gian xã hội mới, nơi con người có thể thực hiện các hành vi mang bản chất xã hội của mình, như giao tiếp, sáng tạo, lao động, sản xuất, tiêu dùng, học tập và vui chơi giải trí, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Không gian mạng thật sự trở thành không gian sinh tồn mở rộng, không gian kiến tạo và gia tăng sức mạnh quốc gia với nguồn tài nguyên số vô tận. Hoạt động trên không gian mạng tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là con người.

Hiện nay, tỉnh Lào Cai cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử, đô thị thông minh. Nhiều chương trình hội thảo với các tập đoàn viễn thông lớn của quốc gia như Viettel, VNPT… được tổ chức, nhằm tìm ra phương án thực hiện có hiệu quả nhất. Đảng bộ tỉnh Lào Cai cũng đã xác định: mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh có đạt được, có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào sự an toàn trên không gian mạng.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và rất nhiều các nội dung triển khai liên quan tới việc sử dụng mạng internet trên địa bàn tỉnh đã gặp phải không ít khó khăn như:

- Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân chưa nhận thức rõ các nguy cơ đến từ không gian mạng như: tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng, tội phạm mạng, đặc biệt là nguy cơ chiến tranh mạng.

- Chưa nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ và sử biện pháp kỹ thuật để khắc phục hậu quả trong trường hợp bị tấn công trên không gian mạng.

- Hạ tầng công nghệ được đầu tư nhưng chủ yếu tập trung vào đầu tư thiết bị, chưa tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng an toàn thông tin.

- Đơn vị chuyên trách về đảm bảo an toàn an ninh thông tin mới được thành lập, bên cạnh đó chuyên gia về đảm bảo an toàn an ninh thông tin có trình độ cao còn thiếu.

Nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức trên, Tỉnh Lào Cai cũng đã xây dựng và đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm và lộ trình thực hiện trong thời gian tới, cụ thể một số giải pháp trọng tâm như: Tăng cường công tác tuyên truyền về Luật an ninh mạng và giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích và sự nguy hại đến từ không gian mạng. Huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông đặc biệt quan tâm đầu tư cho đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước nhằm xử lý mã độc và liên minh phòng chống tấn công mạng. Tập trung xây dựng đội ngũ an toàn an ninh mạng có trình độ cao.

Một số giải pháp khác như: Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách an ninh mạng, lãnh đạo, quản lý các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường trong giáo dục nâng cao ý thức làm chủ và bảo vệ không gian mạng. Cần rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia, tăng cường và phát huy nội lực, thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Minh Tuấn - VP.HĐND&UBND

Minh Tuấn - VP.HĐND&UBND
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner