Huyện Văn Bàn không để dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát lớn trong cộng đồng
Lượt xem: 97

         Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện về kết quả các chỉ tiêu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn huyện Văn Bàn năm 2022 ghi nhận: Bệnh nhân Lao là 1.044/941, tăng 7,9% so với cùng kỳ 103%, bệnh nhân Lao các thể phát hiện là 29/23, tăng 59,4% so với cùng kỳ 66,6%; khám sàng lọc bệnh Phong là 315/270, giảm 7% so cùng kỳ đạt 124%, số người mắc bệnh ngoài da là 134/120, giảm 47% so cùng kỳ đạt 159%; có 05 ca Sốt xuất huyết được xác định là ca mắc ngoại lai (02 ca tại Khánh Yên Hạ, 01 ca tại Dương Quỳ, 02 ca tại Minh Lương); tổng số lượt điều trị sốt rét là 06/11 đạt 54,5% so KH (tăng 31,5% so với cùng kỳ đạt 23%); số làm xét nghiệm 907/720 đạt 126 % so KH; về bướu cổ có 902/880 mẫu muối định tính I-ốt đạt 102,5% so KH (giảm 7,5% so cùng kỳ đạt 110%), 65/65 mẫu định lượng đạt 100% so KH; khám sàng lọc đái tháo đường: 1.108; số bệnh nhân hiện đang quản lý tại các Trạm Y tế là 397 (tăng 44 bệnh nhân so cùng kỳ); tổng số người khám mù lòa là 3.000/3.000 người đạt100% so KH, mổ đục thủy tinh thể: 45/45 ca đạt 100% KH, mổ quặm: 15/15 ca đạt 100% KH…

         Để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, khống chế kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2023, UBND huyện đã đặt ra các mục tiêu cần triển khai, cụ thể: 100% ổ dịch COVID-19 và cúm A(H5N1) được phát hiện, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng; không để Bệnh đậu mùa khỉ, Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9) xâm nhập vào huyện; không để dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Lỵ trực trùng, Adeno virus, bệnh dại, sởi… xảy ra và không có tử vong, hạn chế tối đa tỷ lệ mắc; duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô xã, thị trấn; giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 đối với Bệnh ho gà, Rubella, bạch hầu, viêm não Nhật bản B và các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng khác; 100% cán bộ làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, xử lý ổ dịch, điều trị… 

         Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để xâm nhập vào địa bàn huyện. Theo dõi sát diễn biến mới của dịch COVID-19, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, có biện pháp ứng phó kịp thời, linh động, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế. Công tác phân tuyến điều trị giảm quá tải cho Bệnh viện được bảo đảm. Các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm được cấp cứu kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp nặng, tử vong, biến chứng. Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới được tăng cường hơn nữa. Công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 được chủ động triển khai theo hướng dẫn và phân bổ vắc xin của Sở Y tế, để duy trì, nâng cao tỷ lệ bao phủ vắc xin trên địa bàn huyện. Thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh tại các tuyến theo phương châm “4 tại chỗ”. Phối hợp liên ngành để triển khai các biện pháp bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch bệnh được tăng cường; công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương được duy trì thường xuyên.

         UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các địa phương, nhất là ngành y tế cần chủ động xây dựng kế hoạch/phương án/kịch bản phòng, chống dịch năm 2023 cụ thể, phù hợp với từng ngành, địa phương trên địa bàn huyện. Không lơ là, chủ quan trước những diễn biến của dịch, đặc biệt là dịch COVID-19; đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Huy động cả hệ thống chính trị, cơ quan quản lý và người dân trong triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên người, dịch bệnh từ động vật lây truyền sang người nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trước mọi diễn biến của dịch bệnh. Phòng chống triệt để tình trạng buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Công tác thông tin, truyền thông được đẩy mạnh nhằm chủ động cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh để người dân hiểu và chủ động thực hiện tốt các biện pháp tự phòng, chống dịch bệnh. Công tác giám sát, quản lý, điều trị được duy trì và tăng cường. Nâng cao năng lực hệ thống giám sát dịch từ tuyến huyện đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, ngăn chặn, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của dịch bệnh không để dịch lan rộng, xâm nhập vào địa bàn huyện, đặc biệt là các dịch bệnh mới nổi, dịch bệnh nguy hiểm. Ngành Y tế cần chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các địa phương tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương. Công tác kiểm tra, giám sát, phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, cách ly, triển khai các giải pháp phòng, chống lây nhiễm chéo trong cơ sở khám chữa bệnh được duy trì thường xuyên.

Hoàng Huyền - VP.HĐND&UBND
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !