Chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất
Lượt xem: 191

         Do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao, đêm ngày 6, sáng ngày 07/8/2023 trên địa bàn huyện có mưa đều khắp, nhiều nơi có mưa to, đặc biệt một số nơi có mưa rất to. Thực hiện Văn bản số 226/VPTT-TH ngày 05/8/2023 của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Ngày 07/8/2023, Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị UBND các xã, thị trấn kịp thời thực hiện các nhiệm vụ để ứng phó với mưa lớn như sau:

         1. UBND các xã, thị trấn

         - Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai trên các phương tiện thông tin đại chúng để có kế hoạch cụ thể các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để ứng phó diễn biến mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất,... nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Tăng thời lượng truyền thông về tình hình thời tiết trên hệ thống loa truyền thanh, thôn, xã, để tuyên truyền đến người dân.

         - T chức soát các hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập úng để có phương án di chuyển kịp thời. Chỉ đạo quyết liệt phương án sơ tán, di chuyển ngay những hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy trượt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn; phổ biến, tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng chống sét đánh.

         - Kiểm tra các trang thiết bị phòng, chống thiên tai và TKCN, lực lượng tại chỗ, nhằm sẵn sàng phục vụ công tác phòng giảm ứng phó. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống thiên tai tại công trường. Chỉ đo các chủ đập, hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi thực hiện kiểm tra hồ đập, xử các khu vực trọng điểm xung yếu về hồ đập; vận hành xả lũ đúng quy định.

         - Tổ chức lực lượng tuần tra, cảnh giới, cắm biển cảnh báo những vị trí ngầm tràn có nguy xảy ra ngập úng, lũ ống, lũ quét, khu vực có nguy sạt lở đất,... để hướng dẫn người dân, các phương tiện qua lại đảm bảo an toàn; thông báo cho người dân không nghỉ qua đêm tại lều, lán, nương, rẫy; không đi làm nương, chăn thả gia súc xa nơi trú, không vớt củi, đánh bắt cá tại các sông, suối khi nước lũ lên cao.

         - Riêng đối với 03 xã Minh Lương; xã Hòa Mạc; xã Nậm Chày (khu vực nguy cơ cao sạt lở đất tại khu vực thôn 2 Minh Thượng, xã Minh Lương; thôn Làng Mạc, xã Hòa Mạc; thôn Hỏm Trên, xã Nậm Chày).

         + Tổ chức trực ban phòng chống thiên tai 24/24 giờ theo quy định; Thực hiện cắm biển cảnh báo nguy hiểm gần phạm vi cung trượt, sạt lở đất để người dân chủ động phòng tránh; Bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, quan trắc khu vực sạt lở, kịp thời báo cáo UBND huyện diễn biến khu vực sạt lở để kịp thời chỉ đạo ứng phó sự cố thiên tai;

         + Tăng cường tuyên truyền vận động Nhân dân chủ động bố trí quỹ đất thực hiện di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở. Trường hợp các hộ dân không thể tự bố trí được quỹ đất ở để di chuyển, yêu cầu UBND xã khẩn trương rà soát quỹ đất phù hợp với quy hoạch đất ở nông thôn để giao cho các hộ dân di chuyển nhà ở ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở. Đề nghị UBND xã Hòa Mạc khẩn trương phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thực hiện các bước chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định, để giao đất cho các hộ bị ảnh hưởng thiên tai tại thôn Làng Mạc.

anh tin bai

Hình ảnh: sạt lở đất tại xã Chiềng Ken

         2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng

         Hướng dẫn triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông khi mưa, bão xảy ra; Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện tính toán tháo nước đệm, hạ bớt mực nước hồ, cử người theo dõi chặt chẽ đập trong thời gian mưa lũ, vận hành xả lũ theo đúng quy trình được duyệt và chủ động thông báo cho các địa phương phía hạ du trước khi xả lũ theo đúng quy định.

         3. Phòng Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, UBND các xã, thị trấn rà soát, bố trí đủ quỹ đất để sắp xếp dân cư thiên tai, nhất là sắp xếp dân cư tập trung ra khỏi khu vực nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

         4. Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện

         Theo dõi, cập nhật thường xuyên diễn biến thời tiết, tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về diễn biến thời tiết mưa, lũ để chính quyền, nhân dân chủ động phòng, tránh.

         5. Phòng Nông nghiệp &PTNT

         - Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, kịp thời tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện xử lý các tình huống thiên tai xảy ra. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn rà soát phương án đảm bảo an toàn hồ đập, phương án phòng tránh lũ quét, sạt lở đất,... để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống mưa, lũ; bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

         - Đôn đốc các xã, thị trấn sẵn sàng tổ chức sơ tán, di chuyển người dân đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ trượt sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn.

         6. Đối với các cơ quan, đơn vị thành viên BCH PCTT&TKCN huyện

         Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến của thời tiết để chủ động chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và địa phương được phân công phụ trách theo Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 06/04/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Văn Bàn về việc kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Văn Bàn; Thông báo số 246/TB-BCH ngày 27/04/2023 của BCH PCTT và TKCN huyện Văn Bàn về phân công nhiệm vụ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, để thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai một cách hiệu quả.

Hứa Tuyến - VP HĐND&UBND
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !