Điều kiện tự nhiên huyện Văn Bàn
Lượt xem: 2555

1. Địa hình

Huyện Văn Bàn nằm trong nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện tích là đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có nơi trên 500m). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m - 700m.

Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng (2.914,0 m), thấp nhất là Ngòi Chăn (85 m). Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông - Đông Nam.

Huyện Văn Bàn phía Đông giáp với huyện Bảo Yên, phía Tây giáp với tỉnh Lai Châu, phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp với huyện Bảo Thắng  Sa Pa

2. Khí hậu

Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường ngắn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C, độ ẩm trung bình năm là 86%, lượng mưa trung bình 1.500 mm.

Do địa hình nhiều đồi núi cao, rừng nhiều nơi bị nghèo kiệt, khí hậu thường xuyên thay đổi theo mùa, theo năm, hệ thống suối dày đặc khi mưa lớn xảy ra thường gây lũ quét.

Điều kiện khí hậu khá điều hòa là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi như các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn, bưởi, hồng, chuối,...; các cây lương thực như ngô, lúa,... và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thủy sản.

Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu Văn Bàn có thể chịu ảnh hưởng của các gió địa phương như gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !