Mô hình nuôi cá tầm của gia đình anh Triệu Tòn Sâu mang lại hiệu quả kinh tế cao
Lượt xem: 294

         Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân xã Nậm Xây đã tập trung phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế địa phương. Điển hình như mô hình nuôi cá tầm mang lại thu nhập cao của gia đình anh Triệu Tòn Sâu, thôn Nà Hằm – xã Nậm Xây. Chia sẻ về "cơ duyên" đến với mô hình nuôi cá tầm, anh Sâu cho biết: "Trước đây, tôi có dịp lên Sa Pa và được thưởng thức đặc sản cá tầm nổi tiếng ở vùng đất du lịch này. Nhận thấy đây là loài cá có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao; môi trường, khí hậu ở Nậm Xây rất phù hợp cho cá tầm sinh trưởng và phát triển nên tôi đã quyết định đầu tư phát triển mô hình mới này tại địa phương".

Thời gian đầu, do chưa nắm bắt đầy đủ các kỹ thuật nuôi cá tầm, anh Sâu lặn lội đi học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chủ trại nuôi cá tầm ở nhiều địa phương trong tỉnh.

anh tin bai

         Năm 2021, anh Sâu đầu tư 100 triệu đồng để xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước trực tiếp từ tầng cao nhất của suối Nậm Xây Nọi về 3 bể nuôi cá và mua 1 nghìn con cá tầm giống về nuôi thử nghiệm.

         Theo anh Sâu, nuôi cá tầm quan trọng nhất là môi trường nước phải sạch, nhiệt độ nước đủ lạnh với lượng oxy hòa tan cao. Bên cạnh đó, phải chú trọng nguồn thức ăn theo chu kỳ sinh trưởng của cá.

         Sau 1 năm kỳ công chăm sóc, đàn cá tầm của gia đình anh sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi con nặng trung bình 2-4kg, sản lượng thu hoạch lứa đầu tiên đạt gần khoảng 1 tấn, với giá bán 250 nghìn đồng/kg, gia đình anh Sâu thu về gần 250 triệu đồng. Mô hình nuôi cá tầm của gia đình anh Sâu đã tạo việc làm cho 4 lao động với mức thu nhập trung bình quân 4-5 triệu đồng/người/tháng.

         Anh Sâu cho biết: "Phần lớn khách mua cá tầm của gia đình tôi là khách quen. Họ ăn cá thấy ngon lại giới thiệu bạn bè đến mua. Cứ như vậy, mặc dù 2 năm nay, dịch Covid-19 hoành hành, cộng thêm việc phải cạnh tranh với các trang trại khác khiến hoạt động nuôi cá tầm bị chững lại, song, nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi chuẩn khoa học, đảm bảo nguồn thức ăn an toàn nên trại cá tầm của gia đình tôi vẫn xuất bán nhiều trên thị trường và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng; được nhiều nhà hàng trên tỉnh, huyện đặt mua.

         Nhờ thường xuyên học hỏi và áp dụng kỹ thuật nuôi chuẩn khoa học, đàn cá tầm của gia đình anh Sâu tăng trưởng và phát triển tốt. Từ 3 bể nuôi cá tầm ban đầu, đến nay anh đã nhân rộng mô hình hướng dẫn 02 hộ khác cùng nuôi tăng số bể nuôi 5 bể, tổng sản lượng thu hoạch đạt khoảng 1,1 tấn/năm, doanh thu đạt khoảng 2,5 trăm triệu đồng đồng mỗi năm.

         Để mô hình nuôi cá tầm phát triển hơn nữa, gia đình anh Sâu dự kiến sẽ xây dựng thêm 6 bể nuôi cá,  mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

         Xác định chăn nuôi là hướng phát triển kinh tế chủ yếu giúp giảm nghèo bền vững, thời gian qua, UBND xã Nậm Xây đã thường xuyên phối hợp với Ngân hàng CSXH, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển kinh tế; khuyến khích các hộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi để nâng cao chất lượng vật nuôi, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường".

Lý Thị Thu, VP UBND xã Nậm Xây
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner