Gieo neo cõng con chữ lên non
Lượt xem: 294

         Khoác ba lô, tạm biệt quê hương, vai trĩu nặng, trái tim rực đỏ. Vách núi nghiêng mình bóng cây ngả, cõng lên non, cõng xuống bản xa.

         Chủ tịch công đoàn gương mẫu, trách nhiệm. Cô giáo cắm bản tài năng, xinh đẹp, nhiệt huyết, là những gì phụ huynh học sinh và bạn bè đồng nghiệp nói về cô giáo Vi Thị Lẫn, giáo viên trường Mầm non Nậm Xé.

         Hành trình gắn bó với công tác "gieo chữ" miền núi của cô giáo bản đã được hơn 10 năm tại xã Nậm Xé huyện Văn Bàn, tỉnh Lào cai nơi cô Lẫn dạy học, thuộc vùng sâu xa nhất huyện và là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Mông xanh. Học sinh Trường Mầm non Nậm Xé chủ yếu đều là người dân tộc Mông có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

         Để chuẩn bị cho một năm học mới đối với học sinh vùng cao vốn dĩ đã vất vả, năm nay vì dịch bệnh nên càng khó khăn hơn. Cứ tới đầu năm học, công việc quen thuộc khiến giáo viên vùng cao lo lắng nhiều nhất là vận động học sinh tới trường, cô Lẫn chia sẻ "dù có những lớp học ngay tại bản (Tu thượng), nhưng muốn học sinh đến lớp thì giáo viên vẫn phải đến nhà để thuyết phục bà con. Thế nên, dù là dạy tại điểm trường hay lớp trong bản thì công tác vận động học sinh đi học là vất vả nhất”. Thời gian vận động học sinh đi học nhiều nhất, bận rộn nhất là cách một tháng trước ngày tựu trường. Đây cũng là thời điểm thường có những cơn mưa lũ “ghé thăm” bản làng. “Đường đi vào bản vất vả lắm, ngày nắng thì trơ sỏi đá, ngày mưa thì bùn quấn bánh xe không đi nổi. Trực tiếp đi vào bản mới thấy thương học sinh phải vượt qua những chặng đường ấy tới trường.

anh tin bai

Con đường lên bản Tu Thượng những hôm trời mưa

         Mình đi vào bản vận động vài ba bận còn thấy cực, nghĩ đến cảnh đây là con đường các em đi học hàng ngày, không thể không xót xa”. Những con đường vào bản vất vả bao nhiêu thì con đường gồng gánh “cái chữ” lên bản của các thầy cô nhọc nhằn bấy nhiêu. Ấy thế mà hai từ bỏ cuộc chưa một lần xuất hiện trong suy nghĩ của cô Lẫn và những đồng nghiệp, tất cả đều quyết tâm bám bản.

         Xác định chỉ có tri thức mới thay đổi cuộc sống đồng bào nơi đây. Phải có những con người mang tri thức đổi mới thì những con đường đầy bùn mới được thay bằng con đường bằng phẳng, dễ đi, những lớp học nơi đây mới có ngày được khang trang, đồng bào nơi đây mới bớt khổ, trẻ em mới được ăn no, mặc ấm. Chính vì thế, vận động các gia đình kiên trì cho con em đến lớp, đến trường đi học là một “cuộc cách mạng” mà các thầy cô luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại. Người dân đồng bào dân tộc thiểu số họ nghèo, kiến thức đơn giản nhưng tính tự ái lại rất cao. Giáo viên không chi đơn giản gõ cửa từng nhà mà có thể vận động học sinh đi học được. Họ phải tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng bào nơi họ làm công tác vận động. thời gian đầu đi vận động học sinh tới trường, nếu thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu lối sống của dân tộc nơi học sinh ở, vận động không có sự hỗ trợ và đồng thuận của phụ huynh thì rất khó khăn. Mỗi lần vào bản làng, mình cùng ăn, cùng ở với bà con. Để có được sự tin tưởng và yêu quý của học sinh, phụ huynh mình phải để họ thấy trước được sự chân thành”. Mình phải cam kết với phụ huynh cho con đi học, đảm bảo con không bị bỏ đói, con học được chữ, con biết đọc, biết viết. Mình xem các em học sinh như con đẻ thì không lý gì những đứa trẻ không tin tưởng mình như một người mẹ thứ hai”, cô Lẫn kể lại.

         Bởi luôn tâm niệm như thế, dù những bánh xe của cô giáo có lấm lem bùn lầy đến bản làng xa, dù có phải ngày nào cũng phải dậy từ 4,5 giờ sáng để kịp lấy thức ăn từ trung tâm để mang lên bản thì ngày hôm đó các con mới có thức ăn , dù có thức đêm để soạn giáo án, thì “chỉ cần những điểm trường ở bản như Tu Thượng luôn đủ sĩ số, đầy ắp tiếng cười đối với giáo viên như mình bõ công đánh đổi”.

anh tin bai
anh tin bai

Hình ảnh cô Lẫn hướng dẫn học sinh chơi trò chơi và thao tác trên máy tính

         Không chỉ là cô giáo bám bản đầy nhiệt huyết mà đồng chí ở trường còn là một chủ tịch công đoàn đầy trách nhiệm và gương mẫu. Bằng tình cảm và trách nhiệm với hoạt động công đoàn, đồng chí luôn cần mẫn, năng nổ trong công tác, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của mọi người.Trong quá trình công tác, đồng chí luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, sáng tạo, chủ động tham mưu đề xuất các giải pháp, phối hợp với thủ trưởng cơ quan làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên bằng những việc làm thiết thực như: thường xuyên tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ những đoàn viên trong công đoàn có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức cho đoàn viên đi tham quan, học tập thực tế; tích cực hướng dẫn và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… tạo không khí thi đua sôi nổi, đoàn kết, môi trường sinh hoạt lành mạnh cho các đoàn viên trong công đoàn.

anh tin bai
anh tin bai

Hình ảnh cô Lẫn cùng giáo viên và học sinh tham gia Hội thi và chăm vườn rau trường học

         Trong hơn 10 năm công tác, đồng chí luôn là một giáo viên trách nhiệm, gương mẫu, nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi và đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, năm 2019, 2020 được Đảng ủy xã Nậm Xé khen thưởng, năm 2021 được liên đoàn Lao động huyện Văn Bàn tặng giấy khen.

         Trong cuộc sống, đồng chí có lối sống rất giản dị, tận tụy, nhiệt tình, trách nhiệm, luôn giúp đỡ đồng nghiệp trong đơn vị. Công việc nhiều nhưng đồng chí vẫn dành thời gian để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đồng thời tích cực vận động cán bộ đoàn viên tích cực tham gia phong trào thi đua trong đơn vị, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Đinh Thị Phương Nhung
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND huyện Văn Bàn
Địa chỉ: Thôn Văn Tiến, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Xuân Quỳnh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Bàn
Điện thoại: 02143.822.170| Fax: 02143.822.170
Email: contact-vanban@laocai.gov.vn
image banner